Đầu trẻ sơ sinh thường rất mềm và non yếu. Khi trẻ mới sinh ra, trên phần đầu sẽ có 2 thóp mềm – nơi các xương sọ chưa phát triển và liền lại với nhau. Những thóp này cho phép đầu bé khá linh hoạt trong quá trình chào đời, cũng vì thế mà bé dễ bị bẹp, méo đầu.
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị méo đầu
1.1 Do lực đẩy khi mẹ sinh thường
Trong quá trình mẹ rặn đẻ, phần đầu của bé sẽ tự điều chỉnh sao cho mềm đi. Điều này giúp thích nghi với quá trình rặn đẻ của tử cung, nhờ đó mà trẻ sinh ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, những trường hợp mẹ sinh thường nếu phải rặn quá nhiều và quá lâu sẽ rất dễ khiến đầu bé sơ sinh bị dài hoặc móp sang một bên nào đó.
1.2 Trẻ sinh non
Trẻ sinh non dễ gặp phải tình trạng bị méo đầu sau khi sinh (Nguồn: Internet)
Những trẻ sinh thiếu tháng, kể cả sinh thường hay sinh mổ cũng đều có thể gặp phải tình trạng bị méo đầu. Nguyên nhân là do vùng đầu của bé chưa thực sự hoàn thiện và thường mềm hơn so với các bé sinh đủ tháng.
1.3 Lượng nước ối
Một trong những nguyên nhân khiến đầu trẻ sơ sinh bị méo là do lượng nước ối bị thiếu. Bọc nước ối giúp thai nhi được bảo vệ khỏi những nguy hiểm bên ngoài bụng mẹ. Đồng thời, khi mẹ bước vào thời điểm sinh bé, nước ối có tác dụng giảm thiểu lực tác động lên đầu bé, nhờ vậy mà đầu bé được an toàn và nguyên vẹn khi sinh.
1.4 Trẻ sinh đôi thường bị méo đầu
Khi ở trong bụng mẹ, các thai nhi thường có sự “phân chia” chỗ nằm của mình. Con càng lớn, bụng mẹ càng trở nên chật hẹp với các bé. Trong quá trình di chuyển, xoay trở vị trí, đầu trẻ có thể va chạm vào nhau khiến bé sinh đôi hay bị méo đầu.
2. Trẻ sơ sinh bị méo đầu có đáng lo ngại không?
Trẻ sơ sinh bị lệch đầu do tư thế sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bé sau này. Bên đầu bị móp có liên quan đến áp lực tác động phần đầu bên đó, nhưng lại không gây tổn hại gì đến não bộ, vì thế sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Tuy nhiên, có một một số trường hợp trẻ bị méo, móp đầu mà các mẹ cần đặc biệt lưu tâm đó là:
- Chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh: Có một số trường hợp, trẻ bị méo đầu có thể do chứng vẹo cổ gây ra. Trong trường hợp này, vật lý trị liệu sẽ là biện pháp tốt nhất giúp kéo giãn cơ cổ và giúp trẻ thay đổi tư thế đầu dễ dàng hơn.
- Dị tật dính khớp sọ ở trẻ: Trong hợp hiếm gặp hơn, hai hay nhiều xương sọ trẻ dính lại sớm. Tình trạng này sẽ đẩy phần khác của sọ khiến chúng bị biến dạng và được gọi là dị tật dính khớp sọ sớm ở trẻ hay hẹp sọ. Để giúp não trẻ có đủ không gian phát triển và trưởng thành, bệnh nhi cần phải được phẫu thuật để tách phần xương sọ bị dính liền ra.
3. Cách trị méo đầu ở trẻ sơ sinh
Các mẹ không cần quá lo lắng về hình dáng đầu của trẻ nếu bé vẫn phát triển bình thường. Trong vài tháng đầu sau sinh, việc giữ tư thế đầu và cổ thích hợp sẽ giúp phân bố đều lực tác động lên sọ não trẻ và đầu bé sẽ tròn hơn.
Để giúp đầu bé sớm trở lại tròn, đẹp mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây:
3.1 Không để trẻ nằm lâu một bên
Xương sọ trẻ sơ sinh rất mềm và thường phải mất đến 6 tuần thì đầu trẻ mới trở nên cứng cáp. Vì thế, nếu muốn đầu bé được tròn, đẹp mẹ cần điều chỉnh tư thế nằm cho con trong 0 - 6 tuần đầu tiên. Khi cho con nằm chơi hoặc ngủ mẹ cần lưu ý:
- Không cần thiết sử dụng gối cho bé sơ sinh mà chỉ cần để một chiếc khăn xô lót xuống dưới đầu con.
- Sau đó cho bé nằm nghiêng xen kẽ trái và phải. Nếu sợ bé lại nằm ngửa ra thì mẹ có thể để một chiếc gối chặn sau lưng con.
3.2 Cho bé nằm sấp
Nằm sấp sẽ giúp trẻ nhanh cứng cổ và không lo bé bị méo đầu (Nguồn: Internet)
Mẹ có thể tập cho bé nằm sấp trong những lúc bé còn thức, tập từ ít đến nhiều, tùy theo khả năng của con. Động tác nằm sấp sẽ giúp con nhanh cứng cổ và không lo bé bị méo đầu.
Tuy nhiên, cần lưu ý không nên cho trẻ nằm sấp khi ngủ để tránh làm bé bị ngạt thở.
3.3 Thay đổi tư thế bú cho con
Một số mẹ thường chỉ tập trung cho bé bú bên mình thuận hoặc cảm giác là “con sẽ bú nhiều hơn”, tuy nhiên, điều này hoàn toàn không có lợi cho bé sơ sinh. Trẻ cần được bú cả 2 bên để kích thích tuyến sữa hoạt động đều. Ngoài ra, đầu trẻ cũng sẽ không bị nghiêng về một phía quá lâu, nhờ đó đầu bé sẽ nhanh tròn hơn.
3.4 Xoa nắn đầu trẻ
Trong tháng đầu tiên, hợp sọ bé còn mềm thì việc áp dụng các cách như đặt bé nằm nghiêng, tập bé nằm sấp sẽ giúp bé dễ dàng lấy lại đầu tròn, đẹp.
Nhưng từ sau tháng đầu tiên, đặc biệt là khi trẻ đã được 5 – 6 tháng tuổi mà mẹ mới áp dụng sửa đầu cho bé thì hầu như sẽ không hiệu quả nữa. Những lúc này, mẹ có thể tham khảo các cách xoa nắn đầu trẻ tại khoa vật lý trị liệu của các bệnh viện nhi. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và thực hiện trị liệu phù hợp.
3.5 Sử dụng mũ chỉnh đầu tròn
Trong những trường hợp trẻ đã hơn 8 tháng tuổi và bị móp đầu nhiều, mẹ có thể cho bé dùng mũ chỉnh đầu tròn để giúp giữ hình dáng đầu thích hợp.
Chiếc mũ đặc biệt này sẽ giúp giảm áp lực tác động lên vùng đầu bị phẳng. Mũ bảo hiểm giữ hình dáng đầu sẽ hiệu quả nhất khi áp dụng từ tháng thứ 4 - 12, lúc xương sọ vẫn còn mềm dẻo và não bộ phát triển nhanh chóng.
Tuy nhiên, điều trị bằng mũ chỉnh đầu sẽ không còn hiệu quả khi trẻ trên 1 tuổi, vì lúc này xương sọ đang dính lại và não phát triển chậm hơn.
4. Những vấn đề khác khi trẻ sơ sinh bị méo đầu
Đôi khi có một số trường hợp do mô cơ, chẳng hạn như chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh khiến em bé phải giữ tư thế nghiêng đầu sang một bên. Trường hợp này thì cần phải vật lý trị liệu để giúp kéo căng các cơ cổ và để trẻ thay đổi tư thế đầu dễ hơn.
Trong trường hợp hiếm hơn, hai hoặc nhiều mảng xương trong đầu của trẻ có thể dính lại sớm hơn. Tình trạng này sẽ sớm đẩy các phần khác của sọ khiến chúng bị thay đổi hình dạng khi não đang phát triển và còn được gọi là dị tật dính khớp sớm ở bé và hẹp sọ.
Để giúp não của trẻ có đủ không gian phát triển và tăng trưởng thì phải cần phẫu thuật tách ra phần xương sọ dính liền.
Như vậy, nếu muốn đầu bé tròn đẹp, không bị méo, móp thì các mẹ cần áp dụng đúng các tư thế nằm, bế trẻ đúng cách ngay từ những tháng đầu tiên. Còn khi bé đã lớn thì mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn những cách chữa phù hợp nhất với trẻ.