Củ ấu được dùng làm thức ăn từ xưa tới nay, với hương vị bùi bùi béo béo, củ ấu đã trở thành món ăn tuổi thơ của rất nhiều người. Đồng thời vì có chứa nhiều thành phần dưỡng chất có lợi nên củ ấu cũng là vị thuốc được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.
1. Củ ấu gai là gì?
Củ ấu (ấu trụi, ấu nước, kỵ thực, lăng thực,…) có tên khoa học là Trapa bicornis là loại thực vật thuộc chi Trapa. Nguồn gốc của củ ấu có thể là ở Ấn Độ, tuy nhiên ngày nay củ ấu xuất hiện ở khắp Nam Âu, châu Phi và Châu Á.
Củ ấu là cây thủy sinh, thường mọc ở vùng nước đọng không quá 5m sâu. Thân ngắn có lông. Lá ấu có 2 dạng chìm và nổi. Hoa ấu có màu trắng. Quả ấu thường được gọi là củ ấu, có 2 sừng do các lá phát triển thành, có màu đen khi già. Trong quả có chứa một hạt, trong hạt có nhiều bột trắng, ăn được. Ở nước ta, có 3 loại ấu là ấu trụi, ấu gai và ấu sừng trâu.
2. Ăn củ ấu có tác dụng gì cho sức khỏe?
Theo Đông y, củ ấu có vị ngọt chát, tính bình. Công dụng của củ ấu là giúp thoát tả, giải độc, tiêu thũng, thường dùng để chữa tiêu chảy, kiết lỵ, đại tiện ra máu, bệnh dạ dày. Củ ấu non ăn sống có tác dụng chống nắng, giải độc rượu, trị rôm sảy. Trong kho củ ấu già thì rất tốt cho những trường hợp tỳ hư tiết tả, kinh nguyệt quá nhiều.
Trong các nghiên cứu y học hiện đại, củ ấu có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa như flavonoid, flavon, phenol, cùng các dưỡng chất khác như carbohydrate, protein, khoáng chất, vitamin nhóm B, vitamin E, A và C.
Chính nhờ có thành phần dinh dưỡng đa dạng nên ăn củ ấu có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích bạn có thể nhận được khi tiêu thụ củ ấu:
2.1 Tốt cho hệ tiêu hóa
Một trong những tác dụng của củ ấu là giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Củ ấu chứa nhiều protein và chất xơ có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn probiotic, loại vi khuẩn giúp sản sinh enzym tiêu hóa tốt cho đường ruột.
2.2 Giàu chất chống oxy hóa
Củ ấu là một trong thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như flavonoid, flavon, phenol, đây là những chất chống oxy hóa có tác dụng phòng bệnh, ngăn ngừa chữa lành tổn thương DNA và phục hồi mô.
Ngoài ra, một số kết quả nghiên cứu cho thấy, ăn củ ấu có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh khỏi những tổn thương oxy hóa và giúp làm chậm quá trình lão hóa da.
2.3 Thanh lọc cơ thể
Cả Đông y lẫn học hiện đại đều ghi nhận tác dụng thanh lọc cơ thể từ củ ấu. Do đó, bạn có thể thường xuyên ăn củ ấu như một biện pháp thanh lọc cơ thể, đặc biệt là gan.
Xem thêm: Uống 1 ly nước vào mỗi buổi sáng – cách thải độc cơ thể tự nhiên theo y học cổ truyền Ấn Độ
2.4 Chống viêm
Ăn củ ấu có tác dụng kháng khuẩn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chiết xuất từ củ ấu có đặc tính kháng khuẩn, giúp làm lành các nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.
2.5 Tăng cường hệ miễn dịch
Tăng cường hệ miễn dịch cơ thể được xem như một trong những tác dụng của củ ấu. Nhờ có thành phần vitamin C đa dạng nên củ ấu có thể giúp nâng cao hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa sự hình thành của các bệnh như cảm lạnh và cúm.
Bên cạnh đó, củ ấu còn chứa một số tinh bột kháng thuốc dưới dạng amyloza không bị phân hủy trong ruột non, có thể được lên men và trở thành thức ăn cho vi khuẩn tốt trong đại tràng, từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.
2.6 Cải thiện tinh thần và tăng sức sống
Củ ấu là một nguồn cung cấp vitamin nhóm B dồi dào cho cơ thể, bao gồm vitamin B1, B2, B5 và B6, tất cả những vitamin này đều có lợi trong việc cải thiện tinh và tăng sức sống.
2.7 Hỗ trợ điều trị bệnh eczema
Trong y học dân gian còn sử dụng củ ấu trong điều trị bệnh eczema, khi sử dụng hỗn hợp củ ấu nấu chín cùng nước. Sau đó, thêm một ít nước canh vào hỗn hợp này rồi thoa lên vùng da bị nhiễm bệnh.
Xem thêm: Chữa Eczema (chàm) cần lưu ý điều gì để tránh bội nhiễm?
3. Bà bầu ăn củ ấu được không?
Có thể nói, những tác dụng của củ ấu với bà bầu cũng vô cùng có lợi. Theo y học dân gian, nếu mẹ bầu có cổ tử cung yếu hoặc bị tăng tiết mật quá mức thì ăn củ ấu để giúp hạn chế được những vấn đề này.
Ngoài ra, với những thành phần dưỡng chất đa dạng, bà bầu ăn củ ấu thường xuyên cũng sẽ cung cấp một môi trường nhau thai đầy dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe trong các vấn đề như tăng cường hệ miễn dịch, kiểm soát huyết áp, tim mạch, tâm trạng... cũng như tăng cường sự phát triển của thai nhi.
4. Củ ấu làm món gì ngon?
Món ăn phổ biến nhất từ củ ấu có lẽ chín là món củ ấu luộc. Đây là món ăn dân dã khiến bao người phải mê mẩn bởi cái vị ngọt bùi rất đặc trưng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử làm một số món ngon khác từ củ ấu như: chè củ ấu, củ ấu hầm gà (vịt), lợn quay nấu củ ấu, củ ấu chiên....
4.1 Củ ấu luộc
Nguyên liệu
- Củ ấu: 1 kg
- Muối: 2 muỗng cà phê
Cách nấu củ ấu luộc
- Củ ấu mua về đem ngâm trong thau nước sạch khoảng 2-3 phút để loại bỏ chất bẩn. Sau đó, rửa củ ấu với nước sạch rồi vớt ra để ráo nước.
- Bắc một nồi nước lên bếp, cho củ ấu vào, sau đó thêm 2 muỗng cà phê muối vào, đậy nắp lại và nấu từ 20 – 25 phút với lửa vừa.
- Nấu đến khi thấy củ ấu đã chín hẳn, mềm bở thì bạn tắt bếp, vớt ra rổ và để cho ráo nước. Đợi của ấu nguội bớt là có thể thưởng thức.
4.2 Chè củ ấu
Nguyên liệu
- Củ ấu
- Đường
- Nước cốt dừa
- Nước lọc
- Hương vani
- Đậu phộng rang
Cách nấu chè củ ấu
- Củ ấu mua về rửa sạch, đem luộc chín, rồi bóc vỏ.
- Hạt sen luộc hoặc đồ chín.
- Bắc nồi nước lên bếp, nấu đến khi nước sôi thì cho đường vào hòa tan.
- Cho củ ấu và hạt sen vào nồi, nấu đến khi hỗn hợp trong nồi sôi tăm trở lại thì bạn cho thêm hương vani vào để tạo mùi thơm. Nếm nếm lại độ ngọt của chè rồi tắt bếp.
- Múc chè ra chén, cho nước cốt dừa lên trên cùng một ít đậu đậu phộng rang giã sơ là có thể thưởng thức.
Xem thêm: Học ngay công thức nấu chè đậu đen thanh mát giải nhiệt ngày nóng
5. Ăn nhiều củ ấu có tốt không?
Mặc dù củ ấu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, có nhiều công dụng tốt, nhưng bất kỳ loại thực phẩm nào cũng chỉ nên ăn trong giới hạn mới đảm bảo sự an toàn cho cơ thể, và củ ấu cũng không ngoại lệ.
Do đó, để tận dụng được công dụng của củ ấu mà không gây hại cho sức khỏe bạn cần lưu ý những điều sau:
- Không nên ăn quá nhiều củ ấu cùng một thời điểm vì dễ gây ra tình trạng đầy hơi, trướng bụng.
- Nên dùng từ 50 – 200g củ ấu mỗi ngày dưới dạng nấu canh, cháo, luộc,…
- Người tỳ vị hư nhược, đại tiện tiêu lỏng không nên dùng dạng sống.
- Người có u cục ở ngực, bụng cần thận trọng khi ăn củ ấu bởi chúng có thể gây ra tình trạng trệ khí.
- Sau khi ăn củ ấu không nên uống nước ngay vì sẽ gây cảm giác khó chịu.
6. Thành phần dinh dưỡng của củ ấu
Các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá, củ ấu có nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe. Các chất được tìm thấy trong củ chất bao gồm chất đường bột, chất đạm, canxi, sắt, photpho,…và hàm lượng các chất được nghiên cứu và đánh giá qua bảng thống kê sau (thành phần dinh dưỡng trong 100g củ ấu):
- Nước: 69.2 g
- Năng lượng: 115 KCal
- Chất đạm: 3.6 g
- Chất béo: 0.5 g
- Chất đường bột: 24 g
- Chất xơ: 1 g
- Canxi: 9 mg
- Sắt: 0.7 mg
- Photpho: 49 mg
- Vitamin C: 5 mg
- Vitamin B1: 0.23 mg
- Vitamin B2: 0.05 mg
- Vitamin PP: 1.9 mg
- Beta-caroten: 5 µg
Như vậy, củ ấu không chỉ là món “ăn cho vui miệng” mà nó còn là một vị thuốc, những tác dụng của củ ấu đã được thể hiện khá nhiều trong y học cổ truyền. Tuy các nghiên cứu ở y học hiện đại còn thiếu nhưng bạn hoàn toàn có thể ăn củ ấu như một món ăn vặt thông thường để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, từ đó hỗ trợ trong việc phòng và trị bệnh.