Trước đây, nấm rơm (hay còn được gọi là nấm mũ rơm) thường tự mọc trong các bụi rơm ở cánh đồng. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng lớn nên số lượng nấm rơm mọc tự nhiên không đủ cung cấp cho thị trường, chính vì vậy, ngày nay người ta thường trồng nấm rơm với quy mô lớn trong các phòng, kho hoặc môi trường sinh học.
1. Nấm rơm nấu gì ngon?
Nấm rơm giòn thơm, có vị ngọt thanh tự nhiên nên dù dùng chế biến món chay hay món mặn đều đem đến hương vị rất hấp dẫn. Không cần phải chuẩn bị nhiều nguyên liệu cầu kì, ngay tại nhà bạn hoàn toàn có thể tự làm được những món ăn từ nấm rơm thơm ngon, bổ dưỡng dưới đây:
1.1 Nấm rơm kho tiêu
Nấm rơm thơm ngọt, giòn sần sật quyện với vị tiêu cay cay, thơm phức hứa hẹn là món ăn “đắt khách” trong bữa cơm gia đình bạn đấy nhé.
Nguyên liệu
- Nấm rơm: 200g
- Hành tím
- Gia vị: hạt tiêu, nước tương, hạt nêm
Cách làm nấm rơm kho tiêu
- Ngâm rửa sạch nấm rơm trong nước muối loãng khoảng 15 phút. Sau đó vớt ra để ráo nước, cắt đôi nấm để khi kho thấm vị hơn.
- Phi thơm hành tím, cho nấm rơm vào, đảo đều tay rồi nêm nếm gia vị vừa ăn và cho chút nước vào. Đun lửa nhỏ khoảng 10 phút, trước khi tắt bếp thì cho hạt tiêu xay nhuyễn vào.
Xem thêm: Tác dụng của hạt tiêu, đâu phải cứ cay nóng là có hại
1.2 Nấm rơm kho đậu hũ
Đậu hũ chiên giòn hay đậu hũ xốt cà chua có lẽ đã “quen mặt” trong thực đơn, vậy hãy thử bắt đem kho đậu hũ với nấm rơm để “đổi gió” xem sao.
Xem thêm: Món ngon mỗi ngày: Cách làm nấm rơm kho đậu hũ ngon 'ngất ngây'
1.3 Nấm rơm xào tỏi
Nấm rơm xào tỏi thơm phức, giòn dai lại cực kì dễ làm, bận rộn mấy chỉ cần bật bếp một chút là có ngay món ngon đãi cả nhà.
Nguyên liệu
- Nấm rơm: 200g
- Tỏi: 4 – 6 tép
- Gia vị: nước mắm, hạt nêm
Cách làm nấm rơm xào tỏi
- Rửa sạch bụi bẩn bám trên nấm rơm, nên ngâm thêm trong nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút.
- Tỏi bóc vỏ và đập dập.
- Phi thơm tỏi, hơi cháy xém một chút và cho nấm rơm vào, nêm nếm gia vị, xào lửa nhỏ khoảng 10 phút thì tắt bếp.
Xem thêm: 12 tác dụng của củ tỏi hỗ trợ cải thiện sức khỏe, 'xứng danh' gia vị tuyệt hảo
1.4 Canh nấm rơm chay
Đúng như tên gọi của món ăn, bạn có thể thêm nấm rơm vào rất nhiều món canh rau củ thanh mát để giải nhiệt cơ thể. Xin mách bạn công thức nấu canh nấm rơm cùng đu đủ xanh và cà rốt đơn giản dưới đây.
Nguyên liệu
- Nấm rơm: 100g
- Đu đủ xanh: 1/2 trái
- Cà rốt: 1 củ
- Hành tím
- Hành lá
- Gia vị: nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu
Cách làm canh nấm rơm chay
- Ngâm rửa sạch nấm rơm bằng nước muối để tránh bị ngộ độc khi ăn.
- Cà rốt gọt vỏ và thái theo hình dáng tùy thích.
- Đu đủ gọt vỏ, lọc bỏ hạt rồi thái thành các miếng vừa ăn (không nên quá mỏng vì khi hầm canh sẽ bị nhũn chín).
- Phi thơm hành tím, cho đu đủ vào đảo sơ qua, thêm chút nước mắm, rồi cho lượng nước khoảng 500ml vào. Đun tới khi sôi thì bật lửa nhỏ lại, hầm khoảng 25 – 30 phút đến khi đủ đu chín mềm thì cho cà rốt cùng nấm rơm vào, nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.
1.5 Nấm rơm xào rau dền
Nấm rơm xào rau dền thêm chút tép khô thơm giòn được coi như một món bài thuốc giàu dinh dưỡng, thường dùng để bồi bổ cơ thể, hỗ trợ giải độc gan hữu hiệu.
Nguyên liệu
- Nấm rơm: 100g
- Rau dền: 70g
- Tép khô: 30g
- Hành tím
- Gia vị: nước mắm, hạt nêm
Cách làm nấm rơm xào rau dền
- Ngâm rửa sạch nấm rơm và rau dền. Nấm rơm nên cắt làm đôi để khi xào vị sẽ đậm đà hơn.
- Tép ngâm với nước khoảng 20 phút để sạch cát và cặn.
- Phi thơm hành tím, sau đó cho rau dền và tép vào xào trước, nêm một chút gia vị, sau đó chút ra riêng.
- Xào chín nấm rơm và trộn đều rau dền, nấm cùng tép.
Xem thêm: Khám phá tác dụng của rau dền - vị thuốc quý quanh nhà
2. Ăn nấm rơm có tác dụng gì với sức khỏe?
Hình dáng và kích thước của nấm rơm có phần nhỏ bé hơn so với những loại nấm ăn được khác, thế nhưng hàm lượng các chất dinh dưỡng thì không hề “kém cạnh”. Bổ sung nấm rơm trong khẩu phần ăn sẽ mang đến nhiều lợi ích sức khỏe quý giá:
2.1 Bổ sung chất đạm
Dựa trên phân tích dinh dưỡng, chất đạm được đánh giá là dưỡng chất chủ yếu trong nấm rơm, chiếm tới hơn 40% tổng thành phần, cao hơn thịt bò, cá và ngang bằng với hàm lượng đạm trong đậu hũ. Lượng chất đạm này khi vào cơ thể sẽ đảm nhiệm vai trò tái tạo mô và tế bào, tăng cường chuyển hóa chất phục vụ cho hoạt động sống.
2.2 Phòng chống ung thư
Giống như một số loại nấm bào ngư, các chuyên gia dinh dưỡng nhận thấy rằng trong nấm rơm cũng chứa chất chống oxy hóa ergothioneine. Hoạt chất này được xem như “khắc tinh” của các gốc tự do, góp phần ức chế hoạt động phá hủy tế bào cơ thể của chúng, từ đó phòng chống hiệu quả các bệnh ung thư nguy hiểm. (1)
Xem thêm: 12 thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp bạn 'hạ gục' các gốc tự do gây ung thư
2.3 Tốt cho phụ nữ mang thai
Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ thường có thắc mắc không biết bà bầu ăn nấm rơm thì câu trả lời là hoàn toàn được, thậm chí đây còn được xếp vào nhóm thực phẩm lành mạnh và rất tốt cho sức khỏe thai kì. Ngoài ra, thêm nấm rơm trong khẩu phần ăn còn giúp mẹ bầu tiếp nạp thêm lượng vitamin B9 (axit folic) tự nhiên nhằm giảm nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
2.4 Cải thiện hệ miễn dịch
Bên cạnh vai trò bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của gốc tự do, ergothioneine từ nấm rơm còn có khả năng kích thích sản sinh tế bào bạch cầu trung tính cùng tế bào lympho để thiết lập một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
2.5 Phòng chống thiếu máu
Có thể nói nấm rơm là thực phẩm cung cấp đa dạng các vitamin thuộc nhóm B, bao gồm cả vitamin B12 – loại vitamin vô cùng quý hiếm. Những dưỡng chất này góp phần quan trọng trong quá trình sản xuất tế bào hồng cầu và huyết sắc tố trong máu, tăng vận chuyển oxy nuôi tế bào, từ đó ngăn ngừa tình trạng thiếu máu xảy ra.
Xem thêm: Tất tần tật về bệnh thiếu máu, chủ động nhận biết để điều trị kịp thời và đúng cách
2.6 Củng cố xương chắc khỏe
Không chỉ có hàm lượng chất đạm vượt trội mà lượng khoáng chất thiết yếu như kali, canxi hay magie được tìm thấy trong nấm rơm cũng vô cùng dồi dào. Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho hệ vận động của cơ thể, hỗ trợ tăng mật độ khoáng xương và hình thành tế bào xương mới.
2.7 Bảo vệ tim mạch
Nấm rơm luôn nằm trong danh sách thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn thêm vào thực đơn hàng ngày để bảo vệ một trái tim khỏe mạnh. Theo đó chất xơ cùng chất chống oxy hóa từ nấm rơm sẽ thúc đẩy bài tiết cholesterol xấu ra ngoài, giảm thiểu tối đa sự tích tụ gây tắc nghẽn thành mạch. (2)
2.8 Giảm các gốc tự do
Nhờ chất selen trong nấm rơm có thể giúp khắc phục, khắc chế và làm giảm các gốc tự do trong cơ thể khi tiêu thụ. Các gốc tự do thường xâm nhập vào cơ thể từ rượu, các thực phẩm giàu chất béo xấu, ô nhiễm không khí và bức xạ điện từ, đây là nguyên nhân gây ra các bệnh lý nghiêm trọng.
2.9 Tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường
Nấm rơm không có chất béo, carbohydrate và đặc biệt chứa isulin tự nhiên nên rất phù hợp dành cho người mắc bệnh tiểu đường. Đồng thời khi ăn nấm rơm còn tác động tích cực đến cơ quan trong cơ thể như tuyến tụy, gan và các tuyến nội tiết khác.
Ngoài ra hàm lượng các chất kháng sinh trong nấm cơm còn có thể giúp phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng các vết thương do bệnh tiểu đường gây ra.
2.10. Tốt cho sự phát triển của cơ thể
Để cơ thể phát triển thì cần phải nạp một lượng lớn protein, nấm rơm là thực phẩm giàu protein và đặc biệt không chứa chất béo nên rất tốt cho người đang ở trong giai đoạn phát triển cơ thể. Ngoài ra những người đang mắc chứng cholesterol cao trong máu thì ăn nấm rơm có thể giúp hạ cholesterol.
2.11 Giảm mức cholesterol xấu
Vì trong nấm rơm chứa khá ít carbohydrate, không có chất béo xấu, chứa nhiều chất xơ và enzym. Các enzym trong nấm rơm còn có khả năng thúc đẩy hệ tiêu hóa phát triển trong khi lượng protein cao nạp cơ thể sẽ giúp đốt cháy cholesterol trong hệ tiêu hóa.
Ngoài ra nấm rơm còn cung cấp chất eritadenine, beta glucan và chitosan giúp kiểm soát cholesterol trong máu, tăng mức độ cholesterol tốt (HDL) và giảm cholesterol xấu (LDL) trong máu.
3. Một số lưu ý cần biết khi dùng nấm rơm
Nấm rơm là thực phẩm tương đối lành tính song để đảm bảo có thể tận dụng tốt nhất các lợi ích sức khỏe trên đây, bạn nên thực hiện đúng một số lưu ý sau:
- Không nên ăn quá nhiều nấm rơm, mỗi bữa chỉ dùng tối đa 200g và duy trì ăn từ 1 – 2 bữa trong tuần để hạn chế tình trạng dư thừa chất đạm.
- Sau khi mua nấm rơm về nếu chưa sử dụng thì nên bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh và tranh thủ dùng trong 2 – 3 ngày.
- Ngâm rửa nấm rơm không quá 30 phút để tránh làm mất chất dinh dưỡng.
- Nếu đang bị đầy bụng khó tiêu thì tạm thời cắt giảm nấm rơm trong khẩu phần ăn.
4. Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm
Theo nghiên cứu, trong 100g nấm rơm có các khoáng chất thiết yếu sau đây:
- Chất đạm: 40g
- Canxi: 12mg
- Sắt: 3.1mg
- Magie: 28mg
- Photpho: 226mg
- Kali: 378mg
- Natri: 83mg
- Kẽm: 2.2mg
Hy vọng rằng những thông tin dinh dưỡng cũng như cách chế biến nấm rơm trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên liệu đặc biệt này. Hãy sử dụng đúng cách để đảm bảo cải thiện sức khỏe một cách hiệu quả nhất nhé.
Bạn có thể nghe lại phần tư vấn trực tiếp của bác sĩ Nguyễn Thị Bay tại audio bên dưới: