Bên cạnh việc dùng kháng sinh kéo dài, uống thuốc ngừa thai liên tục và thì vấn đề suy giảm miễn dịch cũng là một yếu tố gây ra tình trạng nấm âm đạo. Và do phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch kém nên đây được xem là một trong những đối tượng có nguy cơ cao bị viêm âm đạo do nấm.
Phụ nữ bị nấm âm đạo khi mang thai nguy hiểm thế nào?
TS, BS Nguyễn Thị Thanh Hà (Giảng viên trường ĐH Y Dược TPHCM) cho biết, suy giảm miễn dịch là một trong những nhóm nguyên nhân có thể làm xuất hiện tình trạng nấm âm đạo.
Tình trạng suy giảm miễn dịch thường gặp nhiều nhất ở những nhóm đối tượng là: người bị nhiễm HIV/AIDS (sức đề kháng của cơ thể kém); người bị suy dinh dưỡng (mất khả năng đề kháng); người mắc một số bệnh lý như bệnh tiểu đường (là môi trường thuận lợi để nấm phát triển) và đặc biệt, phụ nữ mang thai cũng nằm trong nhóm dễ bị suy giảm miễn dịch.
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị nhiễm nấm âm đạo (Nguồn: Internet)
Phụ nữ nếu bị tình trạng nấm âm đạo khi mang thai sẽ gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe của người mẹ lẫn thai nhi. Những ảnh hưởng có thể gặp phải là:
- Giai đoạn đầu thai kỳ có thể dẫn đến hiện tượng sảy thai do viêm nội mạc tử cung, vỡ ối non do viêm màng ối.
- Trong khi sinh, trẻ có thể bị viêm phổi sơ sinh do nhiễm nấm hoặc viêm màng não do nấm... Đây là những căn bệnh không có thuốc điều trị và nó có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Theo dõi thai kỳ là biện pháp phòng ngừa nấm âm đạo khi mang thai tốt nhất. Trong thai kỳ, vào tuần thứ 36 bác sĩ sản khoa sẽ khám âm đạo thai phụ để xem xét có tình trạng nhiễm nấm hay không. Nếu có, bác sĩ sẽ kê toa một loại thuốc để bà bầu đặt vào bên trong âm đạo nhằm giúp cho âm đạo được sạch và hết tình trạng viêm âm đạo do nấm, để em bé sinh ra không bị lây nhiễm nấm. Đây được xem là một trong tiến bộ của y học nhằm giúp khắc phục và hạn chế những trường hợp trẻ bị viêm phổi do nấm sau khi sinh.