Đăng nhập

Tạo hình phim cổ trang Trung Quốc ngày càng nhàm chán thường xuyên đụng hàng

VOH - Không chỉ xuất hiện phàn nàn về motif lặp đi lặp lại, tạo hình trong phim cổ trang Trung Quốc thời gian gần đây cũng bị công chúng đánh giá thấp.

Trong vài năm qua, tạo hình trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc trở thành chủ đề nóng, thu hút sự chú ý của công chúng và giới chuyên môn. Tưởng như thị trường này hiện chỉ bị bão hòa về mặt nội dung, tuy nhiên đến cả tạo hình cũng bị khán giả nhận xét rằng ngày càng thiếu sáng tạo.  

Gần đây, xuất hiện nhiều tranh cãi xoay quanh bộ phim võ hiệp Vũ Lâm Linh. Nguyên nhân là vì tạo hình của nữ chính Chương Nhược Nam bị cho là “sao chép” hình tượng nhân vật mà đàn chị Lưu Thi Thi đảm nhận trong Nhất Niệm Quan Sơn. Điều này không chỉ làm dấy lên những ý kiến trái chiều về bản quyền sáng tạo trong tạo hình, mà còn đặt ra dấu chấm hỏi lớn về sự tiến bộ thực sự của ngành giải trí Trung Quốc trong việc nâng tầm thẩm mỹ.

Nhân vật ở tác phẩm khác nhu nhưng cùng một tạo hình

Dù chưa có lời khẳng định chính thức, nhiều tin đồn cho rằng stylist của Vũ Lâm Linh là Phương Tư Triết - người từng đảm nhận tạo hình cho Nhất Niệm Quan Sơn. Do đó, khán giả cho rằng Phương Tư Triết không cố gắng sáng tạo nên màu sắc riêng cho Vũ Lâm Linh mà “lười biếng” lặp lại những ý tưởng cũ từ dự án trước.

tao-hinh-phim-co-trang-tq-ngay-cang-nham-chan-thuong-xuyen-dung-hang (13)Xem toàn màn hình
Tạo hình của Chương Nhược Nam giống hệt đàn chị Lưu Thi Thi dù khác phim - Ảnh: Weibo

Hay cách đây không lâu, netizen được dịp xôn xao trước chuyện Lý Nhất Đồng, Bạch LộcDương Mịch bị “đụng” tạo hình. Đáng nói, Lý Nhất Đồng với thiết lập nhân vật nhện tinh thuộc tác phẩm Hồ Yêu Tiểu Hồng Nương: Vương Quyền Thiên, Dương Mịch đóng vai nàng hồ ly trong Hồ Yêu Tiểu Hồng Nương: Nguyệt Hồng Thiên, còn Bạch Lộc lại chỉ là người phàm tu tiên trong bộ phim Bạch Nguyệt Phạn Tinh. Thiết lập nhân vật khác nhau hoàn toàn, thế nhưng từ trang phục đến kiểu tóc lại gần như giống hệt.

tao-hinh-phim-co-trang-tq-ngay-cang-nham-chan-thuong-xuyen-dung-hang (31)
tao-hinh-phim-co-trang-tq-ngay-cang-nham-chan-thuong-xuyen-dung-hang (33)
tao-hinh-phim-co-trang-tq-ngay-cang-nham-chan-thuong-xuyen-dung-hang (24)
tao-hinh-phim-co-trang-tq-ngay-cang-nham-chan-thuong-xuyen-dung-hang (32)
tao-hinh-phim-co-trang-tq-ngay-cang-nham-chan-thuong-xuyen-dung-hang (30)
Nhiều tạo hình có thiết kế gần giống nhau - Ảnh: Weibo

Không những thế, một tạo hình khác của Bạch Lộc trong Bạch Nguyệt Phạn Tinh cũng bị khán giả đánh giá rất giống với tạo hình của Trần Đô Linh trong dự án Hồ Yêu Tiểu Hồng Nương: Nguyệt Hồng Thiên. Chính sự trùng hợp này đã tạo ra chủ đề cho người dùng mạng được dịp so sánh hai nữ diễn viên.

tao-hinh-phim-co-trang-tq-ngay-cang-nham-chan-thuong-xuyen-dung-hang (27)
Tạo hình như "copy - patse" của Trần Đô Linh và Bạch Lộc - Ảnh: Weibo

Khác với hai trường hợp trên, dù chưa gây tranh cãi vì “sao chép”, thế nhưng tạo hình của Địch Lệ Nhiệt Ba trong Mộ Tư Từ lại khiến người hâm mộ phẫn nộ khi thiếu đầu tư và tính sáng tạo. Những bộ trang phục gần như đơn sắc nhưng lại phối phụ kiện rườm rà. Nhiều khán giả không thể tin nổi đây là thẩm mỹ của năm 2024 và còn tự mình đề xuất những tạo hình phù hợp cho đoàn phim. Được biết, người đóng vai trò stylist của Mộ Tư Từ là Hoàng Vi - từng đảm nhận vị trí giám đốc sáng tạo VOGUE Đài Loan.

tao-hinh-phim-co-trang-tq-ngay-cang-nham-chan-thuong-xuyen-dung-hang (18)
tao-hinh-phim-co-trang-tq-ngay-cang-nham-chan-thuong-xuyen-dung-hang (8)
tao-hinh-phim-co-trang-tq-ngay-cang-nham-chan-thuong-xuyen-dung-hang (3)

Ngoài ra, tạo hình của nam chính Trần Phi Vũ trong phim cũng bị đặt lên bàn cân so sánh với Trần Hiểu trong Mộng Hoa LụcNhậm Gia Luân trong Lưu Thủy Điều Điều vì khá giống nhau. Đối với trường hợp này, nhiều netizen bênh vực tạo hình triều phục của nam sẽ khó tránh khỏi trùng lặp.

tao-hinh-phim-co-trang-tq-ngay-cang-nham-chan-thuong-xuyen-dung-hang (9)
Ba nam diễn viên có tạo hình triều phục giống nhau - Ảnh: Weibo

Qua những trường hợp trên, có thể thấy được tình trạng lặp lại tạo hình không phải là chuyện hiếm gặp trong ngành công nghiệp phim cổ trang Trung Quốc. Dù các stylist đã cố gắng cải thiện chất lượng, nhưng tại sao vấn đề “đụng tạo hình” vẫn tồn tại?

Nguyên nhân dẫn đến tạo hình rập khuôn

Áp lực đến từ sự mong đợi của khán giả

Những chuyên gia xứ Trung chỉ ra, sau năm 2018, khán giả không còn chấp nhận thưởng thức những bộ phim sử dụng màu sắc quá lòe loẹt hoặc phong cách quá u ám, họ bắt đầu tìm kiếm một thẩm mỹ tinh tế hơn. Bộ phim Diên Hi Công Lược đã đáp ứng nhu cầu này, từ đó mở ra làn sóng yêu cầu cao hơn về tạo hình và mỹ thuật trong phim ảnh.

tao-hinh-phim-co-trang-tq-ngay-cang-nham-chan-thuong-xuyen-dung-hang (34)
tao-hinh-phim-co-trang-tq-ngay-cang-nham-chan-thuong-xuyen-dung-hang (35)
Diên Hi Công Lược có tạo hình tinh tế, hợp thẩm mỹ - Ảnh: Weibo

Chính bởi thẩm mỹ của khán giả ngày càng cao hơn đi kèm với sự phát triển của văn hóa quốc phong, các stylist không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải đáp ứng được những yêu cầu khắt khe từ công chúng, vốn đã quen với những hình ảnh tinh tế từ các blogger Hán phục trên mạng xã hội. Những tạo hình khi lên phim của diễn viên không chỉ phải đẹp theo thẩm mỹ chung, phải phù hợp với vóc dáng riêng, mà còn phải có tính độc đáo, màu sắc riêng. Một số tạo hình phải đảm bảo chính xác, tránh sai lệch lịch sử nếu phim phục dựng bối cảnh các triều đại.

tao-hinh-phim-co-trang-tq-ngay-cang-nham-chan-thuong-xuyen-dung-hang (21)
Khán giả có yêu cầu khá cao về trang phục cổ trang - Ảnh: Weibo

Khán giả không chỉ đòi hỏi tính thực tế mà còn mong muốn sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và thẩm mỹ hiện đại. Không những thế, khi gu thẩm mỹ của khán giả thay đổi, những phong cách từng được yêu thích có thể trở nên lỗi thời. Điều này đòi hỏi các stylist phải liên tục đổi mới trong khi vẫn phải cân bằng các yếu tố trên.

Đắn đo giữa việc sáng tạo hay đi theo lối mòn

Ngoài áp lực đến từ sự mong đợi của công chúng, ngành tạo hình phim cổ trang còn đối diện với áp lực lớn bởi tình trạng sản xuất nhanh chóng. Công nghiệp phim ảnh nói chung thường có tư duy mang tính quán tính, tức là áp dụng và đi theo những công thức đã thành công. Khi một stylist đạt được thành tựu nhờ vào tạo hình cho một thể loại phim nào đó, họ sẽ tiếp tục nhận được lời mời làm việc trong nhiều dự án tương tự. Điều này dẫn đến tình trạng lặp lại phong cách, bởi thời gian và nguồn lực dành cho mỗi dự án bị giới hạn.

tao-hinh-phim-co-trang-tq-ngay-cang-nham-chan-thuong-xuyen-dung-hang (26)
Dịch Tiểu Nhã khá đắt "show" nên thường lặp đi lặp lại tạo hình - Ảnh: Weibo

Việc các stylist hàng đầu phải tham gia từ ba đến bốn dự án mỗi năm không còn hiếm lạ. Vì vậy, họ khó có thể chăm chút cho từng bộ phim, đặc biệt là khi những dự án đó yêu cầu sản xuất nhanh. Trong hoàn cảnh ấy, việc lấy cảm hứng từ các tạo hình đã có trước đây là không thể tránh khỏi. Khó khăn hơn cả, các stylist có thể có những ý tưởng đổi mới đột phá, tuy nhiên lại ngại thể hiện vì các đoàn làm phim muốn đi theo công thức thành công có sẵn. 

Nhà sản xuất Lý Vy thừa nhận rằng, tư duy sản xuất này tạo nên sự phụ thuộc vào những thành công trước đó: "Những diễn viên, đạo diễn hay stylist đã có thành tích tốt thường được xem như một mô-đun có thể gắn vào các dự án mới. Điều này có thể hiệu quả về mặt kinh doanh, nhưng lại kìm hãm sự sáng tạo và đổi mới".

Chi phí cao

Chi phí phục dựng một bộ Hán phục đúng chuẩn rất cao. Sáng tạo nên các trang phục tiên hiệp kỳ ảo cũng đắt đỏ không kém và không phải đoàn phim nào cũng sẵn sàng chi mạnh tay vào tạo hình, phục trang. Theo tiết lộ của người trong ngành, nếu một stylist đề xuất một bộ trang phục có giá lên đến sáu chữ số, hầu hết nhà sản xuất sẽ ngay lập tức hỏi về phương án rẻ hơn.

Vừa phải đáp ứng thẩm mỹ khắt khe của công chúng, vừa phải chiều lòng các nhà sản xuất phim, vừa phải đảm bảo thành công cho các dự án đã đưa ngành tạo hình phim cổ trang tại đất nước tỷ dân vào thế khó và giải pháp cho vấn đề trên vẫn luôn bị bỏ ngỏ.

tao-hinh-phim-co-trang-tq-ngay-cang-nham-chan-thuong-xuyen-dung-hang (19)
Trang phục cổ trang đòi hỏi mức đầu tư lớn hơn so với trang phục trong thể loại phim khác - Ảnh: Weibo

Tầm quan trọng của tạo hình 

Dù thời gian qua, tạo hình phim cổ trang Trung bị đánh giá là nhàm chán, nhưng so với mười năm trước, phương diện này chắc chắn đã tiến bộ hơn rất nhiều. Nhà sản xuất Lý Vy đã chia sẻ: “Từ năm 2019, ngành công nghiệp phim truyền hình đã bắt đầu nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng và đến năm 2021, khán giả bắt đầu nhìn thấy sự khác biệt. Tạo hình đã đóng góp không hề nhỏ trong quá trình này.” 

Một số bộ phim thành công gần đây đã chứng minh vai trò quan trọng của việc đầu tư vào tạo hình. Điển hình là tạo hình thời nhà Tống trong Mộng Hoa Lục, phong cách Đôn Hoàng trong Trường Nguyệt Tẫn Minh, hay sự “lột xác” của Vương Hạc Đệ với Thương Lan Quyết. Những thay đổi này cho thấy ngành công nghiệp phim cổ trang đang chuyển dịch từ kiểu tạo hình “tưởng tượng” sang hướng tiếp cận thực tế và tỉ mỉ hơn.

tao-hinh-phim-co-trang-tq-ngay-cang-nham-chan-thuong-xuyen-dung-hang (16)
Tạo hình của Vương Hạc Đệ trong Thương Lan Quyết được đánh giá cao - Ảnh: Weibo

Dù gặp phải nhiều thách thức, việc nâng cao chất lượng tạo hình trong phim cổ trang Trung Quốc vẫn xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, để thực sự nâng cấp và sáng tạo bền vững, các stylist cần tìm cách cân bằng giữa việc bảo tồn giá trị truyền thống song song với thúc đẩy đổi mới. Điều này không chỉ phụ thuộc vào sự sáng tạo của các stylist, sự đầu tư từ phía các nhà sản xuất phim cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Tạo hình trong phim ảnh không chỉ là việc làm đẹp mà còn là cách kể chuyện. Chỉ khi các bộ phim hiểu được giá trị của sự đầu tư vào khía cạnh này, họ mới có thể chinh phục được khán giả không chỉ bằng câu chuyện mà còn bằng hình ảnh đầy mê hoặc và ý nghĩa. 

Cùng VOH giải trí cập nhật thêm các thông tin mới nhất về phim ảnh mỗi ngày tại chuyên mục phim ảnh.

Bình luận