Chờ...

Những lời nhận xét hay về đồng nghiệp tinh tế, khéo léo

VOH - Việc đánh giá và đưa ra lời nhận xét đồng nghiệp, nhân viên cần phải hết sức tinh tế và khéo léo. Dưới đây là những lời nhận xét hay về đồng nghiệp, lãnh đạo và nhân viên bạn có thể tham khảo.

Đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên thường thấy trong các môi trường công sở. Việc đánh giá này sẽ giúp đảm bảo tính công bằng và thúc đẩy sự phát triển của nhân viên. Nếu bạn chưa biết nên làm thế nào, hãy cùng tham khảo những lời nhận xét hay về đồng nghiệp dưới đây.

Những lời nhận xét hay về đồng nghiệp cuối năm có kết quả tốt

Thời điểm cuối năm rất nhiều công ty doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá nhân viên sau một năm gắn bó. Dưới đây là một số lời nhận xét về đồng nghiệp cuối năm có kết quả tốt, đáng được tuyên dương.

  1. Tôi không thể không nhấn mạnh sự tận tụy và cống hiến của bạn trong công việc hàng ngày. Bạn không chỉ đạt được kết quả tốt, mà còn thể hiện một tinh thần tích cực và lạc quan đáng khâm phục. Bạn làm việc không biết mệt mỏi và luôn mang lại nụ cười cho nhóm làm việc.
  2. Công việc của bạn thực sự tuyệt vời! Tôi muốn nói rằng bạn đã làm việc rất xuất sắc. Những thành tích và mục tiêu mà bạn đã đạt được đáng để mừng và tự hào. Bạn là một nguồn cảm hứng lớn cho tất cả mọi người xung quanh.
  3. Dựa vào những gì đã thể hiện, công ty rất muốn ghi nhận tinh thần làm việc hết mình và cống hiến của bạn. Công ty nhận thấy bạn luôn chăm chỉ và sẵn lòng đưa ra sự cống hiến cao nhất trong công việc. Bằng cách thể hiện sự cam kết và trách nhiệm, bạn đã truyền cảm hứng cho đồng nghiệp và tạo ra một môi trường làm việc sôi nổi và hiệu quả.
  4. Tôi muốn nói rằng bạn có một tầm nhìn rất sáng tạo và suy nghĩ rất đột phá. Bạn luôn mang đến các ý tưởng mới và không sợ thử những cách tiếp cận khác biệt trong công việc của bạn. Điều này không chỉ làm nổi bật cá nhân bạn, mà còn mang lại lợi ích cho cả tổ chức tốt hơn trong thời gian qua.
  5. Bạn đã chứng tỏ mình là một nguồn cảm hứng cho toàn bộ đội ngũ. Bằng cách thể hiện năng lực và kiến thức chuyên môn của mình, bạn đã tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khích lệ sự phát triển của đồng nghiệp. Đó là một sự đóng góp to lớn cho thành công của tổ chức chúng ta.
voh-loi-nhan-xet-hay-cho-dong-nghiep
  1. Tôi và công ty rất biết ơn thái độ làm việc tích cực và sự sẵn lòng hỗ trợ của bạn. Bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp và chia sẻ kiến thức của mình một cách tử tế, nhân văn. Bằng cách tạo ra một môi trường hợp tác và đáng tin cậy, bạn đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cá nhân và sự thành công chung của tổ chức.
  2. Tôi muốn dành thời gian để gửi lời khen ngợi chân thành đến bạn về thái độ làm việc tích cực và cống hiến của bạn. Bạn luôn mang đến sự nhiệt huyết và sự chuyên nghiệp vào công việc hàng ngày, điều này không chỉ tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn cho tất cả mọi người mà còn góp phần quan trọng vào thành công của tổ chức chúng ta.
  3. Tôi muốn công nhận nỗ lực và thành tựu xuất sắc mà bạn đã đạt được trong công việc dựa vào năng lực mà bạn có. Bạn đã thể hiện một trình độ làm việc tuyệt vời và khả năng giải quyết vấn đề xuất sắc. Đó là sự chứng minh rõ ràng về năng lực của bạn và tôi rất khâm phục bạn.
  4. Tôi muốn phản hồi lại rằng sự đóng góp của bạn vào công việc là không thể đánh giá đủ. Bạn không chỉ thể hiện năng lực và trình độ làm việc tốt mà còn mang đến sự lạc quan và tinh thần lạc quan cho đội ngũ. Bằng cách giữ thái độ làm việc tích cực, bạn đã truyền cảm hứng và khích lệ mọi người xung quanh bạn và tạo ra một môi trường làm việc đầy cảm hứng và hiệu quả.

Lời nhận xét về đồng nghiệp cuối năm có kết quả không tốt

Những nhân viên có kết quả không tốt cũng sẽ được đánh giá lại vào thời điểm cuối năm. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn có được những lời nhận xét công tâm nhưng vẫn chứa đựng sự khích lệ cho nhân viên.

  1. Tôi nhận thấy rằng bạn đang gặp khó khăn trong việc đạt được kết quả làm việc theo mong đợi của bạn. Tuy nhiên, tôi tin rằng với sự cố gắng và quyết tâm, bạn có thể vượt qua những thách thức này và phát triển kỹ năng của mình. Từ đó giúp đạt kết quả làm việc tốt hơn.
  2. Tuy kết quả công việc trong thời gian qua chưa đạt được như mục tiêu ban đầu đề ra, nhưng tôi tin rằng bạn đã có thể làm tốt hơn nữa trong việc tận dụng thời gian và tài nguyên sắp tới.
  3. Tôi rất lấy làm tiếc khi kết quả công việc của bạn không đạt được như mục tiêu ban đầu. Tuy nhiên, tôi tin tưởng vào những sự cố gắng của bạn trong những tháng vừa qua. Hãy cố gắng tìm kiếm hỗ trợ từ đồng nghiệp và cấp trên. Chúng tôi sẵn lòng cung cấp tài liệu, đào tạo hoặc bất kỳ nguồn lực nào khác để giúp bạn vượt qua khó khăn và phát triển năng lực cá nhân.
  4. Tôi muốn chia sẻ rằng sự thái độ của bạn ảnh hưởng đến tương tác và cảm nhận của đồng nghiệp. Đôi khi, một sự thay đổi nhỏ trong cách tiếp cận và tư duy có thể mang lại sự khác biệt lớn trong hiệu quả làm việc và sự hài lòng của mọi người. Tôi sẽ ở đây để hỗ trợ bạn trong quá trình này và cung cấp các công cụ và phương pháp giúp bạn thay đổi thái độ làm việc và tạo ra một môi trường tích cực hơn.
voh-loi-nhan-xet-hay-cho-dong-nghiep-1
  1. Tôi biết rằng bạn đang cố gắng hết sức để phát triển và cải thiện năng lực làm việc của mình. Đừng quá áp lực lên bản thân, hãy nhớ rằng mọi sự phát triển đều đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn. Tôi tin rằng với sự đam mê, nỗ lực, bạn sẽ tiến bộ và vượt qua mọi thách thức trước mắt.
  2. Hãy nhìn vào những bước tiến nhỏ mà bạn đã đạt được cho đến nay. Dù chúng không lớn nhưng chúng đều có ý nghĩa và đóng góp vào quá trình phát triển của bạn. Hãy tiếp tục công việc chăm chỉ và tìm cách cải thiện từng ngày. Bạn đang trên con đường đúng để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
  3. Tôi muốn bàn với bạn về thái độ làm việc hiện tại và tìm cách hỗ trợ bạn để thay đổi. Tôi hiểu rằng mọi người đôi khi có những thời điểm khó khăn và cảm giác mất động lực. Tuy nhiên, tôi tin rằng bạn có khả năng thay đổi và chúng ta có thể tìm ra cách để tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động lực hơn cho bạn.
  4. Bạn có nhiều tiềm năng và tôi thực sự tin tưởng vào khả năng của bạn để đạt được sự cải thiện. Hãy xem mọi sự trở ngại như cơ hội để học hỏi và phát triển. Công ty sẽ luôn cung cấp hỗ trợ và đồng hành cùng bạn trong quá trình này, vì tôi tin rằng bạn có thể vượt qua giới hạn hiện tại và đạt được những thành công đáng kinh ngạc.
  5. Tôi muốn nhấn mạnh rằng tôi tin vào tiềm năng của bạn và tôi hiểu rằng mọi người có những khoảnh khắc khó khăn. Đừng buồn lòng và hãy nhớ rằng mọi sự thất bại đều là một cơ hội để học hỏi và phát triển. Tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ bạn và mong muốn thấy bạn vượt qua khó khăn và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình trong công việc.

Những lời nhận xét hay về lãnh đạo cực chất

Nếu có một ngày bạn được hỏi “bạn chấm mấy điểm cho sếp mình” bạn sẽ trả lời thế nào? Nếu đang băn khoăn vì chưa biết nói thế nào cho thật chất và ngầu, bạn có thể tham khảo những lời nhận xét hay về lãnh đạo dưới đây.

  1. Sếp của chúng tôi là một người có khả năng “smart learning” đỉnh cao, làm điều gì cũng phải đi đến tận cùng bản chất. Chúng tôi đã rất bất ngờ khi biết rằng chị/anh ấy là học sinh chuyên toán nhưng lại đạt giải quốc gia môn văn, một người có khả năng "giải toán bằng thơ", vừa logic, có tư duy phản biện nhưng cực khéo léo và tâm lý!
  2. Sếp tôi là một người tôi rất ngưỡng mộ, bởi Sếp có thể khả năng liên hệ, vận dụng các kiến thức thông tin từ nhiều mảng khác nhau để đưa ra lý giải, đưa ra quan điểm một cách rất thuyết phục.
  3. Không nói quá nhưng sếp tôi là một người hiểu biết vấn đề rất sâu, rất kiên nhẫn giải thích cho mọi người. Anh cũng là người tế nhị, hiền lành.
  4. Sếp em là một người trẻ tuổi nhưng mỗi lần nói chuyện với khách hàng là toát lên ngay phong thái của người thành công. Phong cách làm việc hàng ngày của sếp với nhân viên cũng rất thoải mái, thân thiện, giúp bầu không khí làm việc luôn dễ chịu.
  5. Anh là sếp nhưng chưa bao giờ tạo ra khoảng cách với nhân viên. Trong công việc anh là người mẫu mực, cũng là điểm tựa vững chắc để mọi người phát triển.
  6. Sếp mình vô cùng đáng yêu bởi anh ấy mang tinh thần của “người đàn ông gen Z” dẫu cho anh đã bước qua cái tuổi 30. Không chỉ là về văn hóa, anh ấy còn là “nguồn từ điển sống” của các cụm từ, meme đang hot trong giới trẻ. Chỉ cần chúng tớ bắt đầu bằng một câu nào đó, sếp luôn có thể trả lời ngay lập tức bằng một meme thú vị, khiến mọi người phải nắc nẻ và cười nghiêng ngả.
  7. Sếp tôi làm việc rất nhanh gọn và dứt khoát. Đặc biệt là anh ấy rất biết cách dùng người.
  8. Sếp của tôi có rất nhiều điểm tốt, nhất là chị ấy cực kỳ vui tính và quan tâm đến đời sống các anh em trong công ty. Thật ấm áp khi được làm việc cùng với một người sếp như thế!
  9. Nếu phải chấm điểm cho leader nhà mình thì chắc chắn anh ấy “10 điểm không có nhưng". Kiến thức của anh ấy phải gọi là “ghế” vì nó không phải bàn. Không phải mình flex sếp đâu mà vì anh ấy xứng đáng.
  10. Sếp của tôi là một người cẩn thận và vô cùng nguyên tắc. Trong công việc thì chị luôn muốn mọi thứ phải thật "chuẩn chỉnh", luôn có “actione plan” cho mọi việc. Còn ngoài cuộc sống thì chị khá hài hước, xởi lởi và và tốt bụng.
voh-loi-nhan-xet-hay-cho-dong-nghiep-2

Một số câu nhận xét nhân viên theo hướng tuyên dương

Những lời nhận xét đánh giá nhân viên vào thời điểm cuối năm đóng vai trò cần thiết để giúp nhà quản trị đánh giá, nhìn nhận năng lực nhân viên sau một thời gian dài gắn bó với doanh nghiệp công ty. Dưới đây là một lời nhận xét hay về nhân viên có kết quả tốt.

  1. Chủ động và có thái độ cầu tiến tích cực trong công việc.
  2. Hoàn thành 100% công việc được giao.
  3. Có nhiều sáng kiến hay, thiết thực, tự tìm hiểu thu nhập thông tin vận dụng tốt nguồn tài nguyên.
  4. Sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi cần thiết.
  5. Chịu trách nhiệm với phần công việc phụ trách.
  6. Đặt ra những mục tiêu cụ thể và đo lường sự cố gắng bằng việc hoàn thành các mục tiêu đề ra.
  7. Có tinh thần đồng đội cao, có tính đoàn kết và biết phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên.
  8. Mối quan hệ và bầu không khi đội nhóm tích cực.
  9. Biết lắng nghe và tiếp thu những kiến thức và kỹ năng mới từ các thành viên.
  10. Sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công việc.
  11. Nói chuyện tự tin, trôi chảy, mạch lạc với tất cả mọi người. Có khả năng mở rộng và xây dựng các mối quan hệ.
  12. Biết lắng nghe và có những đóng góp, phản hồi mang tính xây dựng tích cực.
  13. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự chủ động và trung thực trong công việc.
  14. Luôn lắng nghe và đưa ra những phương hướng giúp đỡ những khó khăn mà các thành viên gặp phải trong công việc.
  15. Luôn tạo ra được môi trường làm việc năng động và tích cực.
  16. Chủ động tham gia các hoạt động đào tạo của công ty.
  17. Biết lắng nghe và tiếp nhận những góp ý từ cấp trên và mọi người xung quanh.

Một số câu nhận xét nhân viên theo hướng phê bình

Thời điểm cuối năm, nhiều công ty doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá KPI để xét thương và tăng lương trong năm mới. Bên cạnh những lời nhận xét hay về nhân viên thì cũng sẽ có những câu nhận xét nhân viên theo hướng phê bình.

  1. Thụ động và lúng túng khi xử lý các tình huống bất ngờ.
  2. Không chú tâm đến những thay đổi trong công việc, không nhạy bén để đưa ra những phương án giải quyết để thích nghi với thay đổi đó.
  3. Không đón nhận và mất bĩnh tĩnh trước những thay đổi trong công việc.
  4. Không nhận được sự tín nhiệm từ các thành viên.
  5. Thiếu sự lắng nghe, thấu hiểu và khả năng làm việc của các thành viên trong đội nhóm.
  6. Làm việc theo cảm tính dẫn đến bầu không khí không tích cực.
  7. Thiếu đoàn kết và làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung của team.
  8. Rụt rè trong giao tiếp, thiếu tự tin trước các thành viên trong đội nhóm, dự án hay quản lý.
  9. Thiếu tập trung, không lắng nghe và không có những đóng góp mang tính xây dựng.
  10. Không có trách nhiệm nhận lỗi hay đỗ lỗi cho người khác.
  11. Không có tinh thần đội nhóm, chỉ lo hoàn thành tốt công việc của mình.
  12. Công việc thì làm dang dở, hay bị xao nhãng và không đạt được hiệu quả như mong đợi.
  13. Ôm đồm nhiều việc dẫn đến công việc chung bị trì trệ, không hoàn thành đúng hạn.
  14. Chưa có sự phối hợp tốt với đồng nghiệp và thường có thái độ đổ lỗi cho người khác.
  15. Bị động và không có thái độ tích cực trong công việc của bản thân.
voh-loi-nhan-xet-hay-cho-dong-nghiep-4

Lời nhận xét đồng nghiệp sau thời gian thử việc

Giai đoạn thử việc là một quá trình quan trọng để đánh giá xem người lao động có phù hợp với doanh nghiệp, công ty hay không. Lời nhận xét đồng nghiệp sau thời gian thử việc thường được thực hiện bởi trưởng nhóm, trưởng phòng hoặc những người trực tiếp quản lý.

Dưới đây là một số lời nhận xét nhân viên thử việc theo 2 hướng khen ngợi và phê bình mà bạn có thể tham khảo:

  1. Có tinh thần làm việc chuyên nghiệp cùng sự nhiệt huyết trong suốt quá trình thử việc tại công ty.
  2. Nhân việc có tinh thần chủ động đặt ra những mục tiêu cho công việc bên cạnh những kế hoạch mà doanh nghiệp đề ra.
  3. Luôn đóng góp vào sự thành công của dự án cũng như biết cách quản lý công việc hiệu quả.
  4. Có định hướng chi tiết và mục tiêu cụ thể khi thực hiện công việc.
  5. Chủ động tìm kiếm thông tin và công cụ để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
  6. Nhân viên đã thể hiện khả năng xuất sắc trong việc đảm bảo chất lượng công việc.
  7. Luôn hoàn thành công việc đúng hoặc trước thời gian quy định, có những đóng góp tích cực vào dự án của công ty trong giai đoạn thử việc.
  8. Có khả năng hoàn thành tốt công việc với hiệu suất vượt trên mức yêu cầu.
  9. Có khả năng thích nghi với môi trường làm việc và chịu áp lực tốt.
  10. Tích cực trong công việc, giữ được mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác.
voh-loi-nhan-xet-hay-cho-dong-nghiep-3
  1. Thái độ làm việc chưa chuyên nghiệp. Thường xuyên đi trễ nghỉ phép không lý do.
  2. Có thái độ không trung thực trong công việc, thường xuyên chậm deadline.
  3. Bảo thủ, không sẵn sàng tiếp nhận các kiến thức mới. Khó khăn trong việc diễn đạt thành lời, ngại giao tiếp và và thiếu kỹ năng thuyết trình trước đám đông.
  4. Không biết cách sắp xếp công việc một cách hợp lý, dẫn đến giảm hiệu suất và chất lượng công việc.
  5. Chưa có sự nhiệt huyết trong công việc, làm việc với tâm thế qua loa, đối phó.
  6. Thiếu sự tương tác với đồng nghiệp, gặp khó khăn trong việc giao tiếp và làm việc nhóm.
  7. Đôi khi không đảm bảo được đúng tiến độ công việc, cần cải thiện việc theo dõi và lên kế hoặc công việc một cách hiệu quả hơn.
  8. Chưa thể thích nghi với môi trường làm việc. Thiếu sự tôn trọng với cấp trên, đồng nghiệp.
  9. Chưa tích cực và chủ động trong việc đóng góp ý kiến cũng như đưa ra những nhận xét trong công việc.
  10. Cần cải thiện trong việc tương tác thông tin và làm việc cùng với các thành viên trong nhóm.

Đánh giá năng lực nhân viên là cơ sở để nhà quản lý đưa ra những quyết định quan trọng, có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân viên. Vì thế, những lời nhận xét hay về đồng nghiệp cần được thể hiện đúng lúc, đúng nơi để có thể đưa ra những lời nhận xét khách quan, tương xứng với nỗ lực và giá trị của người lao động.

Đừng quên theo dõi chuyên mục Sống đẹp của voh.com.vn để cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất, hấp dẫn nhất.

Bình luận