86 tranh Tết đẹp, chủ đề vẽ tranh ngày Tết ý nghĩa cho bé

VOH - Vẽ tranh ngày Tết là hoạt động ý nghĩa, được nhiều trường học phát động nhằm giúp trẻ hiểu hơn về lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt.

Tết Nguyên Đán là ngày Tết cổ truyền lớn nhất trong năm của dân tộc ta. Đây là tiết lễ đầu tiên trong năm, diễn ra vào mùa Xuân, mùa của sự sinh sôi, nảy nở; đất trời, lòng người giao hoà, gợi lên niềm tinhy vọng. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, những phong tục Tết cổ truyền vẫn mãi vẹn nguyên. Trong đó, vẽ tranh ngày Tết là hoạt động quan trọng nhằm giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa Tết cổ truyền. Sau đây, hãy cùng VOH điểm qua những bức tranh đẹp, ấn tượng về chủ đề này. 

Vẽ tranh ngày Tết có ý nghĩa gì với bé?

Để vẽ được một bức tranh đẹp, các bé phải tìm hiểu về ngày Tết cổ truyền, hoạt động văn hóa dân gian, những câu chuyện, hình vẽ liên quan... Từ đó, trẻ sẽ hiểu hơn về giá trị truyền thống tốt đẹp, biết kế thừa và phát huy những phẩm chất quý giá của dân tộc.

Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để trẻ phát triển kỹ năng nghệ thuật, rèn luyện các kỹ năng cần thiết như quan sát, lưu trữ thông tin, tư duy logic... nhằm tái hiện lại các hoạt động và biểu tượng truyền thống. Qua đó, các bé sẽ học được cách diễn đạt ý tưởng và cảm xúc của mình thông qua những nét vẽ sáng tạo. 

Vẽ tranh về mùa Xuân, ngày Tết đơn giản nhất

Những gợi ý vừa đơn giản, vừa đẹp sau sẽ giúp các bé có thêm nhiều ý tưởng mới lạ cho bức tranh của mình. 

vẽ tranh ngày Tết 1
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 2
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 3
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 4
Ảnh: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, Lâm Đồng
vẽ tranh ngày Tết 5
Ảnh: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, Lâm Đồng
vẽ tranh ngày Tết 6
Ảnh: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, Lâm Đồng
vẽ tranh ngày Tết 7
Ảnh: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, Lâm Đồng
vẽ tranh ngày Tết 8
Ảnh: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, Lâm Đồng
vẽ tranh ngày Tết 9
Ảnh: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, Lâm Đồng
vẽ tranh ngày Tết 10
Ảnh: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, Lâm Đồng

Xem thêm:
Gợi ý 70 câu chúc đầu năm Giáp Thìn 2024 hay và ý nghĩa
Top 150 câu chúc Tết hay tặng ông bà, cha mẹ, người yêu, bạn bè
Những câu chúc Tết hay, ngắn gọn và đong đầy ý nghĩa

Vẽ tranh đề tài gia đình ngày Tết 

Tết Nguyên Đán là khoảng thời gian gia đình đoàn tụ, cùng nhau quây quần bên mâm cơm ấm áp, đón chào thời khắc giao thừa, trao cho những người thân yêu đôi câu chúc năm mới tài lộc, bình an. Các hoạt động trước, trong Tết như gói bánh chưng, chúc Tết, lì xì... cũng trở thành chủ đề vẽ tranh hấp dẫn, giúp bé yêu có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo

Tranh vẽ gói bánh chưng ngày Tết

vẽ tranh ngày Tết 11
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 12
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 13
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 14
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 15
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 16
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 17
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 18
Ảnh: Internet

Tranh về gia đình sum họp ngày Tết

vẽ tranh ngày Tết 19
Ảnh: Old Day Team
vẽ tranh ngày Tết 20
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 21
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 22
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 23
"Gia đình sum vầy" - Ảnh: Đỗ Hà Mi, 11 tuổi
vẽ tranh ngày Tết 24
Ảnh: Trường Tiểu học Ngô Quyền, Bình Dương

Tranh chúc Tết ông bà, người thân, bạn bè

vẽ tranh ngày Tết 25
Ảnh: Old Day Team
vẽ tranh ngày Tết 26
Ảnh: Old Day Team
vẽ tranh ngày Tết 27
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 28
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 29
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 30
"Chúc thọ ông bà" - Ảnh: Trần Minh Thu
vẽ tranh ngày Tết 31
Ảnh: Trường Tiểu học Ngô Quyền, Bình Dương

 

Vẽ tranh lì xì ngày Tết

vẽ tranh ngày Tết 32
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 33
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 34
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 35
Ảnh: Dương Dương
vẽ tranh ngày Tết 36
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 37
Ảnh: Trường Tiểu học Ngô Quyền, Bình Dương

Xem thêm:
Gợi ý 32 lời chúc Tết cô chú, họ hàng gần xa ngắn gọn, ý nghĩa
60 lời chúc Tết, chúc mừng năm mới bản thân hay nhất
Những câu chúc Tết bạn bè hài hước, ngắn gọn

Tranh vẽ lễ hội ngày Tết

Vào những ngày đầu xuân năm mới, nhiều lễ hội truyền thống trên khắp đất nước bắt đầu khai hội, phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân, cũng như đón du khách thập phương về tham quan, chiêm bái. 

Với chủ đề vẽ tranh lễ hội ngày Tết, các bé có thể tham khảo những ý tưởng hay sau.

vẽ tranh ngày Tết 38
Hội Lim, một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, chính hội được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm - Ảnh: Pinterest
vẽ tranh ngày Tết 39
Lễ hội đua thuyền - Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 40
Lễ hội chọi gà - Ảnh: Chụp màn hình
vẽ tranh ngày Tết 41
Lễ hội chùa Hương là lễ hội lớn nhất và kéo dài nhất ở Việt Nam - Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 42
Múa sạp - nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Tây Bắc - thường được tổ chức vào các ngày hội, lễ Tết, như ngày mùa, Tết Nguyên Đán hay vào các đêm trăng sáng (người Khơ Mú ở Điện Biên) - Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 43
Hội vật đầu xuân - Ảnh: Internet

Vẽ tranh chủ đề phong cảnh ngày Tết

Dưới đây là một số bức tranh ấn tượng, dễ vẽ về ngày Tết quê em đơn giản dành cho bé.

Tranh đẹp vẽ ngày Tết quê em

vẽ tranh ngày Tết 44
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 45
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 46
Ảnh: Trường Tiểu học Ngô Quyền, Bình Dương
vẽ tranh ngày Tết 47
Ảnh: Trường Tiểu học Ngô Quyền, Bình Dương
vẽ tranh ngày Tết 48
Ảnh: Trường Tiểu học Ngô Quyền, Bình Dương
vẽ tranh ngày Tết 49
Ảnh: Trường Tiểu học Ngô Quyền, Bình Dương

Tranh vẽ chợ Tết đơn giản, ấn tượng

vẽ tranh ngày Tết 50
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 51
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 52
Ảnh: Pinterest
vẽ tranh ngày Tết 53
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 54
Ảnh: Tạp chí Kiến trúc
vẽ tranh ngày Tết 55
Ảnh: Old Day Team

Xem thêm:
115 slogan Tết hay, slogan khuyến mãi Tết độc đáo
82 stt Tết với mọi cung bậc cảm xúc hay nhất
Tết trưng hoa gì may mắn? 15 loại hoa trưng Tết hút tài lộc vào nhà

Vẽ tranh chủ đề múa lân - sư - rồng ngày Tết

Ngoài mai, đào, bánh chưng, bánh tét, hạt dưa, củ kiệu, Tết không thể thiếu đi con lân.

Trong dân gian truyền tụng câu nói: "Kỳ lân xuất thế, thiên hạ thái bình". Về sau, múa lân - sư - rồng trở thành một môn nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo quan niệm của từng vùng miền. Tuy nhiên, ý nghĩa bao quát nhất của tục này là mong ước bình an, hạnh phúc, may mắn và thịnh vượng. Cũng vì lý do này mà múa lân - sư - rồng thường được biểu diễn vào các dịp lễ, Tết lớn trong năm. 

vẽ tranh ngày Tết 56
Ảnh: Facebook
vẽ tranh ngày Tết 57
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 58
Ảnh: Chụp màn hình
vẽ tranh ngày Tết 59
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 60
Ảnh: Chụp màn hình
vẽ tranh ngày Tết 61
Ảnh: Old Day Team

Tranh vẽ ông đồ ngày Tết

"Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua" 

(Ông Đồ - Vũ Đình Liên)

Bài thơ trên nhắc nhở chúng ta nhớ tới một nét đẹp truyền thống của ông cha - tục xin chữ đầu năm. Đây là nét văn hóa lâu đời, thể hiện sự trọng chữ nghĩa, tri thức. Đồng thời nói lên mong muốn xin được con chữ lấy may mắn, cầu một năm tài lộc và bình an. 

vẽ tranh ngày Tết 62
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 63
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 64
Ảnh: Chụp màn hình
vẽ tranh ngày Tết 65
Ảnh: Chụp màn hình
 
vẽ tranh ngày Tết 66
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 67
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 68
Ảnh: Old Day Team

Xem thêm:
Ý nghĩa của cây mai, cây đào, cây quất ngày Tết, bạn có biết?
Những điều kiêng kỵ dịp đầu năm mới theo phong tục dân gian để cả năm may mắn, bình an
80 lời chúc xông đất đầu năm đậm đà hương vị Tết

Tranh tô màu Tết cho các bé

Tranh tô màu chủ đề ngày Tết giúp phát triển tư duy, cũng như nâng cao óc sáng tạo cho trẻ.

vẽ tranh ngày Tết 69
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 70
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 71
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 72
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 73
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 74
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 75
Ảnh: Internet
vẽ tranh ngày Tết 76
Ảnh: Internet

Tranh vẽ Tết Nguyên Đán của các họa sĩ nổi tiếng

Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng trong văn hóa người Việt. Phong tục truyền thống Tết được giữ gìn và phát huy qua các thể hiện như thăm mộ tổ tiên, dọn dẹp nhà cửa, gói bánh chưng, cúng giao thừa, cúng gia tiên mùng 1, mùng 2, mùng 3... Tất cả những giá trị tốt đẹp ấy đã trở thành chủ đề ý nghĩa, được nhiều họa sĩ lựa chọn đưa vào các bức họa nổi tiếng.

Sau đây, hãy cùng khám phá Tết Việt gần 60 năm trước qua những bức tranh được vẽ bởi các danh họa hàng đầu Việt Nam. 

vẽ tranh ngày Tết 77
Tranh khắc gỗ Mùa xuân được họa sĩ Nguyễn Thụ (SN 1930) sáng tác năm 1961. Ông từng theo học chuyên khoa lụa và khắc gỗ tại Cao đẳng Mỹ Thuật Việt Nam. Từ năm 1960 - 1980, ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm in khắc gỗ ấn tượng. Họa sĩ Nguyễn Thụ từng được cử làm đại diện giới mỹ thuật trong nước để đem tranh đi trưng bày tại các nước Đông Âu. Năm 1985, ông trở thành Hiệu trưởng Đại học Mỹ thuật Việt Nam, kế tục công việc của các danh họa Victor Tardieu, Évariste Jonchère, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn và Trần Đình Thọ - Ảnh: Vnexpress
vẽ tranh ngày Tết 78
Tranh màu nước Phong cảnh mùa xuân do hoạ sĩ Trần Lưu Hậu (1928) vẽ năm 1989. Tác giả được đánh giá là một trong số ít hoạ sĩ đã xoá bỏ định kiến về tính "bảo thủ" của nghệ thuật thời kỳ Đổi mới, mang tới những quan niệm thẩm mỹ mới mẻ, trở về với vẻ đẹp đời thường, bình dị và tự do cá nhân thay cho "cái minh hoạ tập thể" - Ảnh: Vnexpress
vẽ tranh ngày Tết 79
Tranh lụa Hội mùa xuân của hoạ sĩ Chu Thị Thánh (1948), vẽ năm 1979 lụa. Nữ tác giả người Nùng là một trong những cái tên tiêu biểu của lớp hoạ sĩ dân tộc thiểu số thành danh trong thế kỷ 20, từng được chọn đi thực tập tại Hungary từ 1985 - 1987. Với sở trường về sơn dầu và lụa, tranh của bà được đánh giá giàu chất thơ, bố cục sinh động và có cách hòa màu riêng biệt - Ảnh: Vnexpress
vẽ tranh ngày Tết 80
Tranh lụa Hội mùa xuân (1964) của hoạ sĩ Nông Công Thắng (1928 - 2011). Tranh lụa là một trong những loại hình nghệ thuật lâu đời của phương Đông, trong đó có Việt Nam. Khi trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thành lập năm 1925, những danh hoạ người Pháp như Victor Tardieu đã hướng sinh viên theo đuổi hai chất liệu truyền thống nổi bật của Việt Nam là lụa và sơn mài - Ảnh: Vnexpress
vẽ tranh ngày Tết 81
Tranh sơn mài Giao thừa bên Hồ Gươm của danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm (1922 - 2016), sáng tác năm 1957. Sinh thời, ông là một tài năng trong bộ tứ Liên - Nghiêm - Sáng - Phái (Dương Bích Liên - Nguyễn Tư Nghiêm - Nguyễn Sáng Bùi Xuân Phái) của nền hội hoạ hiện đại Việt Nam. Tên tuổi của ông đã vượt khỏi biên giới quốc gia, trở thành niềm tự hào lớn của mỹ thuật Việt Nam. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hiện lưu giữ và trưng bày nhiều tác phẩm của cố hoạ sĩ, trong đó có tác phẩm Gióng là bảo vật quốc gia, từng được triển lãm tại Mỹ và định giá bảo hiểm lên tới 1 triệu USD - Ảnh: Vnexpress
vẽ tranh ngày Tết 82
Tác phẩm Đi chợ tết của hoạ sĩ Nguyễn Tiến Chung (1914 - 1976), hoàn thành năm 1940 trên chất liệu lụa. Hoạ sĩ Nguyễn Tiến Chung được nhận xét là tài năng xuất sắc của hội hoạ hiện đại Việt Nam thế kỷ 20, với phong cách vẽ đậm nét phương Đông, giàu tinh thần dân tộc. Ông từng tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương khoá XI (1935 - 1940), cùng thời với các danh hoạ như Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn. Là hoạ sĩ đa tài, ông có thể vẽ trên nhiều chất liệu từ bột màu, mực nho tới sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ... - Ảnh: Vnexpress
vẽ tranh ngày Tết 83

Tranh khắc gỗ Hà Nội của tôi do hoạ sĩ Đinh Lực (1945) vẽ năm 1985, mô tả khung cảnh người dân sắm đào trên bờ hồ Hữu Tiệp, bao quanh là những ngôi nhà cổ đặc trưng của Hà Nội.

Giữa bức tranh là xác máy bay B52 của Mỹ bị bắn rơi tại làng hoa Ngọc Hà, Ba Đình năm 1972. Đến nay, xác máy bay vẫn nằm tại hồ, là chứng tích lịch sử cho cuộc chiến 12 ngày đêm của quân, dân thủ đô chống không quân Mỹ tập kích. Nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế nhận xét tranh khắc gỗ của hoạ sĩ Đinh Lực, nhất là các đề tài về phố cổ đầy sáng tạo, giàu tinh thần Việt Nam - Ảnh: Vnexpress

vẽ tranh ngày Tết 84
Tranh sơn mài Đón giao thừa (1958) của hoạ sĩ Lê Quốc Lộc (1918 - 1989). Những đứa trẻ (giữa) đang chia nhau dây pháo, bên ngoài là khung cảnh những người lính đi tuần và người dân đổ ra đường đón năm mới. Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Hải Yến đánh giá, kỹ thuật sơn mài của hoạ sĩ Lê Quốc Lộc đã tạo ra một phong cách riêng biệt với những mảng màu nhẹ chồng lớp. Ông dùng nhiều màu vàng trên tác phẩm nhưng không loè loẹt, gợi ra chiều sâu thẳm của thời gian - Ảnh: Vnexpress
vẽ tranh ngày Tết 85
Tác phẩm Xuân Tây Nguyên ra đời năm 1962, thuộc thể loại sơn khắc do hoạ sĩ Trần Hữu Chất (1933) sáng tác. Đương thời, tác giả chuyên về chất liệu sơn mài, nhất là sơn khắc với nội dung về chiến tranh, cách mạng, văn hóa các dân tộc thiểu số và lễ hội ở nhiều vùng miền khác nhau. Tranh của hoạ sĩ Trần Hữu Chất nổi tiếng với đường nét đồ họa tinh tế và màu sắc rực rỡ - Ảnh: Vnexpress

Vẽ tranh ngày Tết đã trở thành hoạt động không thể thiếu dành cho các bé nhân dịp đầu xuân năm mới. Thông qua đó, trẻ sẽ được phát triển kỹ năng vẽ, thổi bùng đam mê về mỹ thuật cũng như tìm hiểu sâu hơn về văn hóa quê hương.

Đừng quên cập nhật liên tục những bài viết mới nhất, hấp dẫn nhất tại VOH Sống đẹp.

Bình luận