Củ hồi là nguyên liệu của nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Loại củ này cũng mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe vì chứa những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
1. Củ hồi là gì?
Củ hồi hay còn gọi là Fennel, là một loại củ thuộc họ Hoa tán (cùng họ với cây Thì Là), có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải.
Cây hồi là cây thân thảo với phần củ màu trắng, phần thân giống cuống dài màu xanh lục. Củ hồi có mùi thơm nhẹ, toàn bộ cây đều có thể ăn được, bao gồm cả củ, hạt, thân và lá.
Củ hồi có hình dáng bên ngoài khá giống với củ hành tây khiến nhiều người nhầm lẫn. Tuy nhiên, thực tế, hành tây củ tròn và màu hơi sẫm, trong khi củ hồi dẹt hơn và màu trắng mịn.
Người ta thường dùng củ hồi để chế biến món ăn. Ngoài ra, chúng còn được xem như một loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.
2. Củ hồi có tác dụng gì cho sức khỏe?
Các nghiên cứu về dinh dưỡng cho thấy, trong củ hồi chứa nhiều vitamin C, mangan, kali, folate, photpho, canxi.. Ngoài ra, trong củ hồi còn chứa các dưỡng chất thực vật như rutin, quercetin, anethole... đây đều là những dưỡng chất có lợi cho cơ thể.
Chính nhờ củ hồi có giá trị dinh dưỡng tốt nên chúng thường được coi như một loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ một số vấn đề sức khỏe.
Dưới đây là một số tác dụng của củ hồi:
- Giúp giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu
- Ngăn ngừa và giảm nhẹ tình trạng táo bón
- Giúp làm tăng sữa mẹ sau sinh
- Điều chỉnh kinh nguyệt đều và ổn định
- Lợi tiểu
- Giải độc gan sau khi uống rượu bia
- Dân gian còn sử dụng của hồi để làm thuốc đắp để trị vết rắn cắn.
Xem thêm: 6 bí quyết ‘thăng hạng’ mái tóc và cải thiện sức khỏe từ nước ép hành tây
3. Những món ngon từ củ hồi
Ngày nay, củ hồi đang ngày càng trở nên phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Các bà nội trợ hay dùng củ hồi làm nguyên liệu sơ chế nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn và vô cùng bổ dưỡng.
Củ hồi có thể dùng để ăn sống hoặc nấu chín, dùng làm nước sốt, rau trộn trong các món salad, món xào hay các món hầm... Dưới đây công thức gợi ý món củ hồi xào thịt bò mà bạn có thể tham khảo:
3.1 Nguyên liệu
- Thịt bò: 250g
- Củ hồi: 1 – 2 củ
- Cà rốt: 1 củ
- Tỏi: 2 tép
- Cần tây: 1 nhánh
- Hẹ
- Nước tương, dầu hào, dầu mè
- Gia vị thông dụng
3.2 Cách chế biến món củ hồi xào thịt bò
Củ hồi rửa sạch và sơ chế như các bước hướng dẫn ở phía dưới.
Cà rốt mua về cũng rửa sạch, sau đó dùng dạo bào để bào sợi hoặc thái sợi nhỏ.
Cần tây bỏ phần rễ, rửa sạch và cắt nguyễn. Bạn có thể sử dụng hành tím hoặc tỏi nếu không mua được cần tây.
Hẹ rửa sạch và đem thái khúc
Thịt bò rửa sạch và thái mỏng.
Bắc chảo lên bếp, sau đó cho vài muỗng dầu mè vào. Dầu nóng, cho tỏi hoặc cần tây vào phi thơm, vàng. Khi ngửi thấy mùi thơm thì bạn cho thịt bò vào xào. Xào thịt bò đến khi thịt chín tái thì dừng lại, tắt bếp và cho ra đĩa.
Tiếp tục cho khoảng 2 muỗng dầu mè chảo, cho cà rốt vào xào trong vòng 2 phút cho cà rốt hơi mềm. Sau đó, cho củ hồi vào xào tiếp và cuối cùng là thịt bò. Tiến hành nêm nếm gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị gia đình.
Khi thấy món ăn gần chín thì bạn cho hẹ thái khúc vào đảo đều để tăng thêm độ hấp dẫn của món ăn là có thể tắt bếp. Cho món ăn ra đĩa và thưởng thức cùng cơm nóng.
4. Hướng dẫn cách sơ chế củ hồi
Những tác dụng của củ hồi đối với sức khỏe là vô cùng to lớn. Tuy nhiên, do hiện nay trên thị trường củ hồi là một thực phẩm chưa được sử dụng phổ biến. Vì thế, rất nhiều người hiện vẫn chưa biết cách làm cũng như sơ chế loại củ này.
Thực tế cách sơ chế củ hồi khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn sau đây:
- Đầu tiên, nên chọn mua những củ hồi tươi ngon. Sau khi mua về đem rửa củ hồi thật sạch, để ráo nước.
- Loại bỏ hết phần cọng củ hồi nếu bạn dùng củ hồi cho các món xào. Nếu dùng củ hồi cho món hầm thì bạn nên giữ phần cọng này lại để làm tăng thêm độ thơm ngon, hấp dẫn cho các món ăn.
- Bổ củ hồi làm hai phần hoặc bốn phần theo chiều học tùy theo sở thích.
- Sau đó thái mỏng củ hồi. Nếu có dao bào, bạn có thể dùng dao bào để bào củ hồi để tiết kiệm thời gian.
- Cuối cùng chính là dùng củ hồi để chế biến thành những món ăn mà bạn muốn.
5. Ăn nhiều củ hồi có tốt không?
Mặc dù củ hồi vừa là thực phẩm tạo ra nhiều món ngon, vừa là dược liệu giúp hỗ trợ phòng ngừa nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên ăn củ hồi với lượng vừa phải, bởi ăn quá nhiều củ hồi có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Gây động kinh, ảo giác
- Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn
- Dị ứng, viêm da tiếp xúc, nhạy cảm với ánh sáng
- Phù phổi hoặc làm xuất hiện các loại ung thư có nhạy cảm với hormone
6. Những lưu ý khi sử dụng củ hồi
Để đảm bảo an toàn sức khỏe, ngoài việc tiêu thụ củ hồi một cách khoa học hợp lý, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Phụ nữ trong giai đoạn mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
- Người đang có tình trạng rối loạn chảy máu không sử dụng củ hồi
- Người đang bị ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung cũng không nên sử dụng củ hồi
- Người đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào (kể cả thuốc tránh thai) hoặc có tiền sử dị ứng với những chất có trong củ hồi nên thận trọng trước khi sử dụng củ hồi
Giá trị dinh dưỡng của củ hồi
Củ hồi là thực phẩm giàu dinh dưỡng, bao gồm các vitamin, khoáng chất cùng nhiều hợp chất thực vật. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong 100g củ hồi có chứa một số dưỡng chất điển hình với hàm lượng như sau:
- Năng lượng: 31 Kcal
- Carbohydrate: 3.9g
- Protein: 1.2g
- Chất béo: 0.2g
Củ hồi vốn được xem là nguồn nguyên liệu cao cấp trong ẩm thực, bởi phần lớn chúng đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Bên cạnh đó, loại củ này cũng là một nguồn cung cấp các dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua.