Cách cho trẻ ăn dặm đúng chuẩn mẹ nào cũng cần biết

Theo các chuyên gia khuyến cáo, 6 tháng là độ tuổi trẻ bắt đầu có thể ăn dặm. Tuy nhiên, những ông bố, bà mẹ lần đầu tiên có con chắc hẳn sẽ bỡ ngỡ, không biết nên cho trẻ ăn dặm như thế nào là tốt.

Giai đoạn trẻ ăn dặm là một trong những thay đổi sinh lý quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Đây là quá trình tập cho bé làm quen với các loại thực phẩm rắn trong khi tiếp tục cho bú sữa mẹ/sữa công thức.

Với nhiều trẻ, đây là có thể là giai đoạn tạo nhiều sự mới mẻ và phấn khích, trẻ sẽ rất “happy” với việc ăn dặm. Tuy nhiên, với một số trẻ khác, đây lại là nỗi sợ, thậm chí là nỗi “ám ảnh” khi trẻ phải bắt đầu với một thứ “hoàn toàn lạ lẫm”. Do đó, hãy bắt đầu khi trẻ thật sự sẵn sàng và cho trẻ ăn dặm đúng cách để tránh mỗi bữa ăn sau này đều là cuộc chiến. 

1. Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ đã “sẵn sàng” cho việc ăn dặm?

Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ hoặc sữa bột là nguồn cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ sơ sinh.

Khi trẻ 6 tháng, nguồn dự trữ sắt, kẽm của trẻ sơ sinh bắt đầu giảm và nhu cầu năng lượng của trẻ bắt đầu tăng lên. Do đó, trẻ cần thêm các thực phẩm khác từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu của mình. 

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ đã “sẵn sàng” để bắt đầu với thực phẩm mới:

  • Trẻ “có vẻ” đói sớm hơn bình thường
  • Trẻ có thể ngồi vững mà không cần đến sự hỗ trợ.
  • Miệng mở ra khi cho thìa hoặc thức ăn chạm vào môi.
  • Có thể giữ thức ăn trong miệng mà không đẩy nó ra khỏi lưỡi ngay lập tức
  • Trẻ thể hiện sự quan tâm đến đồ ăn khi thấy người khác đang ăn.
  • Nếu trẻ không sẵn sàng, trẻ sẽ ngả người ra sau hoặc quay đầu đi khi thấy thức ăn. 

cach-cho-tre-an-dam-dung-chuan-me-nao-cung-can-biet-1-voh

Một số dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm

2. Mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm bằng cách nào?

Ban đầu, việc cho trẻ ăn dặm có thể chậm và trẻ không phối hợp. Nhưng nếu mẹ kiên trì, sau một thời gian trẻ sẽ có thể làm quen được.

Khi thấy trẻ đã có dấu hiệu sẵn sàng cho việc ăn dặm, bước tiếp theo, mẹ hãy chuẩn bị thật chu đáo cách cho trẻ ăn dặm lần đầu tiên cho trẻ nhé. 

  • Hãy chọn bữa ăn đầu tiên vào thời điểm trẻ đang vui vẻ và người cho ăn – là mẹ phải cực kỳ bình tĩnh.
  • Cho trẻ một chỗ ngồi thật an toàn và vững chắc như trong lòng mẹ hoặc trên ghế ăn dặm.
  • Cho trẻ thử ăn một nửa thìa café bột ăn dặm sau khi uống sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bắt đầu với việc cho trẻ ăn dặm một lần mỗi ngày và dần dần tăng lên đến 3 lần một ngày trong 2 tháng.
  • 2-3 bữa mỗi ngày cho trẻ sơ sinh từ 6-8 tháng tuổi, 3-4 bữa một ngày cho trẻ sơ sinh từ 9-11 tháng và trẻ nhỏ từ 12-24 tháng. 
  • Cho trẻ ăn một loại thức ăn duy nhất tại một thời điểm, sau 3-4 ngày mới cho trẻ ăn thêm thức ăn mới. 
  • Sau khi trẻ đã quen với một loại thức ăn, hãy bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn hỗn hợp như ngũ cốc, thịt và rau xay nhuyễn. 
  • Tuyệt đối không nêm nếm gia vị vào đồ ăn cho trẻ.
  • Không cho thìa hoặc thức ăn vào miệng người lớn trước khi cho trẻ ăn – điều này có thể làm thức ăn bị nhiễm khuẩn từ người lớn và lây bệnh cho trẻ.
  • Nếu trong gia đình có tiền sử dị ứng với một loại thực phẩm nào đó. Cha mẹ nên đợi đến khi trẻ được 1 tuổi mới tập cho con ăn thử. 

3. Cho trẻ ăn dặm những loại thực phẩm nào?

3.1 Trẻ 6 – 8 tháng

Khi cho trẻ ăn dặm, đồ ăn phải được hâm nóng, xay nhuyễn mịn, có thể sử dụng máy xay sinh tố hoặc rây. Đầu tiên nấu hơi loãng, sau đặc dần. Bắt đầu từ ½ muỗng cá phê sau đó tăng dần lên 2 – 4 muỗng. Cho trẻ ăn sau khi bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. 

Cháo ninh mềm, nhuyễn.

Rau củ: mẹ hãy nấu chín và bỏ vỏ, nghiền, rây mịn. Một số loại rau củ có thể dùng cho trẻ như khoai lang, khoai tây, bí ngô, cà rốt, các loại đậu…

Trái cây: mẹ nên xay nhuyễn, bỏ vỏ và hạt. Ví dụ: táo, lê, đào, chuối…

Các loại thịt: nấu chín, xay nhuyễn và rây cho mịn, mượt. Ví dụ: thịt lợn, thịt bò, thịt gà…

Xem thêm: Cẩm nang ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi với 3 phương pháp phổ biến nhất hiện nay

3.2 Trẻ từ 8-9 tháng:

Đồ ăn dặm trong giai đoạn này vẫn cần được nghiền thô, tuy nhiên không nghiền nát. Mỗi lần cho trẻ ăn từ 2 thìa ăn cơm đến ½ chén, có thể ăn đến 3 bữa một ngày.

Giai đoạn này trẻ tiếp tục bú sữa theo nhu cầu. Tuy nhiên trẻ sẽ ăn dặm trước khi bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Ngoài gạo, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm các loại ngũ cốc khác như yến mạch, mì ống…loại dành cho trẻ sơ sinh.

Rau củ cần được nấu chín và nghiền thô, trái cây loại bỏ vỏ và hạt, rây nhỏ cho bé. 

Tiếp tục bổ sung protein từ thịt nhưng bổ sung thêm cá và lòng đỏ trứng. 

Xem thêm: Gợi ý thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng tuổi đa dạng, nhiều dinh dưỡng

cach-cho-tre-an-dam-dung-chuan-me-nao-cung-can-biet-2-voh

3.3 Trẻ từ 9 – 12 tháng

Trẻ từ 9 – 12 tháng đã có thể cầm nắm tốt do đó có thể cho trẻ ăn những loại thức ăn giống người lớn trong gia đình, cho trẻ tự bốc và tự ăn. Thức ăn nên được cắt nhỏ dạng cục hoặc dạng ngón tay. Cho trẻ ăn 3 bữa mỗi ngày kèm bữa phụ, mỗi bữa khoảng 1,5 chén. 

Tiếp tục cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu hoặc nếu bú sữa công thức là khoảng 600-800ml/ngày.

Ngũ cốc: tất cả các loại ngũ cốc bao gồm cả bánh mì. 

Rau củ: tất cả các loại rau nấu chín, trái cây: tất cả nhưng phải bỏ vỏ và hạt.

Tất cả các loại thịt bỏ da, xương…

Ngoài ra, giai đoạn này có thể cho trẻ ăn thêm các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai…

Với cách cho trẻ ăn dặm như trên, hi vọng cha mẹ sẽ có những kiến thức thật hữu ích để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé nhà mình. Tuy nhiên, với một số bé không chịu ăn dặm, lười ăn dặm, các mẹ có thể bổ sung thêm cho bé sản phẩm siro ăn ngon 3 trong 1 từ thảo dược chuẩn hóa châu Âu – Fitobimbi Appetito, nhập khẩu nguyên hộp từ Ý. Đây là dòng sản phẩm giúp dễ dàng giải quyết vấn đề biếng ăn dặm ở trẻ nhờ 3 cơ chế: kích thích trẻ ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu và bổ sung dưỡng chất từ thực vật.