Chờ...

Tiến thoái lưỡng nan và những tình thế khó xử trong cuộc sống

VOH - Thật khó khăn nếu một người rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Vậy tiến thoái lưỡng nan nghĩa là gì?

Trong cuộc sống, đôi lúc chúng ta rơi tình trạng bế tắc, bước tiếp không được mà lùi lại cũng chẳng xong, dân gian người ta hay nói là “tiến thoái lưỡng nan”. Bài viết dưới đây, VOH sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩa của câu nói này nhé!

Tiến thoái lưỡng nan là gì?

“Tiến thoái lưỡng nan” là câu thành ngữ quen thuộc thường dùng để chỉ về một một người nào đó đang rơi vào tình huống bế tắc, khó xử, tiến không được mà lùi cũng chẳng xong.

Tiến thoái lưỡng nan 1
Tiến thoái lưỡng nan nghĩa là gì? - Ảnh: Internet

Xét theo từ điển Hán Việt thì:

  • Tiến: nghĩa là tiến (lên phía trước)
  • Thoái: nghĩa là lùi (lại phía sau)
  • Lưỡng: nghĩa là cả hai (ví dụ: Cụm từ “ người lưỡng tính” thường dùng để chỉ những người có nhu cầu quan hệ tình với cả phái nam và phái nữ).
  • Nan: nghĩa là khó khăn (ví dụ như câu “Vạn sự khởi đầu nan” tức là mọi việc khởi đầu thường có nhiều khó khăn, trở ngại).

Với cách giải nghĩa trên, “tiến thoái lưỡng nan” mang ý nghĩa: Tiến lên phía trước cũng không được, lùi về phía sau cũng khó khăn.

Thành ngữ “Tiến thoái lưỡng nan” tiếng Trung được viết là: 進退兩難 (Jìn tuì liǎng nán).

Tiến thoái lưỡng nan tiếng Anh là gì?

Trước đây, thành ngữ “tiến thoái lưỡng nan” được dịch thành “Between a rock and a hard place”.

Nghĩa đen câu nói là: Đứng giữa một hòn đá và một chỗ khó khăn. Nghĩa bóng chính là một người đang ở trong tình thế cực kỳ khó khăn, khi phải lựa chọn một trong hai. Hay nói cách khác có nghĩa là: lâm vào cảnh éo le, ngặt nghèo, tiến thoái lưỡng nan.

“Between a rock and a hard place” được được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1900. Trước câu thành ngữ này còn có “between the Devil and the deep blue sea” và “between Scylla and Charybdis” đều mang ý nghĩa tương tự.

Cụm từ “Between a rock and a hard place” được sử dụng rất nhiều trong các đối thoại này ngày. Một số ví dụ như:

  • Lisa was caught between a rock and a hard place when she had to choose between her family and her boyfriend. (Tạm dịch: Lisa đã rơi vào tình thế rất khó xử khi cô phải lựa chọn giữa gia đình và bạn trai).
  • My father really wants to quit his current job but he is afraid that he will be out of job. He is stuck between a rock and a hard place. (Tạm dịch: Cha tôi thực sự muốn từ bỏ công việc hiện tại nhưng ông lại sợ rằng ông sẽ thất nghiệp. Ông đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan).

Ngoài ra trong tiếng Anh, từ “Dilemma” có thể được hiểu là tiến thoái lưỡng nan. Có khoảng 5 thành ngữ thường xuyên được sử dụng để diễn tả “Dilemma” đó là:

  • Cat-22
  • To cut both sides
  • Adouble-edged sword
  • Between a rock and a hard place
  • The lesser of the two evils

Xem thêm:
Giải thích ý nghĩa câu nói "Học đi đôi với hành"
Ý nghĩa thành ngữ “Khôn ba năm dại một giờ” là gì?
Giải thích “Người không học như ngọc không mài” có nghĩa là gì?

Những tình huống dễ rơi vào “Tiến thoái lưỡng nan”

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp khiến chúng ta rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, dù đưa ra quyết định thế nào cũng đều không mang lại kết quả như ý.

Tiến thoái lưỡng nan 1
Có rất nhiều điều xảy ra khiến bạn rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan - Ảnh: Internet

Tình huống 1: Tiến thoái lưỡng nan trong công việc

Khi đi làm, bạn có thể đưa ra nhiều quyết định dễ dàng. Sếp yêu cầu giải quyết một nhiệm vụ nào đó, bạn hoàn thành nó. Đồng nghiệp cần sự giúp đỡ, bạn sẵn sàng… Nhưng có những tình huống bạn không muốn làm lại không thể từ chối, hay nói cách khác là rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan.

Chẳng hạn, bạn và một người đồng nghiệp cùng làm một vị trí tương đương, nhưng bạn lại phát hiện mức lương của họ cao hơn bạn một chút. Tâm lý chung của nhiều người là sẽ rất khó chịu, muốn chạy ngay đến phòng giám đốc để yêu cầu giải thích và đòi tăng lương, thế nhưng lại lo sợ kết quả không được như mong đợi, thậm chí có thể bị đuổi việc.

Hoặc là khi bạn nhận thấy có một dự án vô cùng hấp dẫn và sếp thì đang muốn tìm người đảm nhiệm. Nó hứa hẹn một triển vọng sự nghiệp trong tương lai, thế nhưng với bạn thì thách thức này lại quá lớn, bạn không chắc rằng bản thân có thể hoàn thành tốt hay không. Điều này khiến bạn bị lưỡng lự, phân vân, tiến thoái lưỡng nan.

Tình huống 2: Tiến thoái lưỡng nan đạo đức

Trong kinh doanh cần có đạo đức, nhưng một số doanh nghiệp, công ty hiện nay lại đang rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan đạo đức. Rõ ràng họ ý thức được đâu là việc phi đạo đức và không nên làm, nhưng dưới áp lực của môi trường cạnh tranh phức tạp, của những người sếp và đồng nghiệp hoặc từ chính khách hàng, họ cho rằng không thể làm khác đi.

Tiến thoái lưỡng nan về đạo đức thường liên quan đến một tình huống khiến cho những người liên quan đặt ra câu hỏi về việc làm “đúng đắn” là gì. Những tiến thoái lưỡng nan về đạo đức làm cho các cá nhân nghĩ về nhiệm vụ, và trách nhiệm của họ.

Những người chủ, người kinh doanh thường xuyên phải đối mặt với những tình thế khó xử về đạo đức như: “Dòng tiền của tôi bị giới hạn, tôi có nên trì hoãn thanh toán cho nhà cung cấp của mình không?”, “Doanh nghiệp của tôi có thể không tồn tại được nếu tôi không nhận hợp đồng này, nhưng để đảm bảo nó đòi hỏi tôi phải trả tiền. Tôi phải làm gì đây?”…

Tiến thoái lưỡng nan của tù nhân là gì?

Nói đến câu “Tiến thoái lưỡng nan” không thể không nhắc đến “tiến thoái lưỡng nan của người tù”, một trò chơi nghiên cứu về sự hợp tác giữa những người trong cuộc, được đưa ra lần đầu tiên bởi nhà toán Albert W.Tucker.

Đây vốn dĩ là một bài toán điển hình trong lý thuyết trò chơi mô tả sự tiến thoái lưỡng nan của người tham gia khi phải phụ thuộc lẫn nhau trong việc lựa chọn giữa hợp tác (cấu kết) hay bất hợp tác. Khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, mỗi người cũng đều phải tính đến phản ứng của những người còn lại đối với hành động của mình.

Sự hợp tác (hay cấu kết) có thể đem lại lợi ích tổng thể tốt nhất cho tất cả mọi người, nhưng nó chỉ tồn tại khi cả hai có sự tin tưởng lẫn nhau và hành động của họ phải dựa trên cơ sở lợi ích chúng. Nếu theo đuổi lợi ích cá nhân thì kết quả nhận lại sẽ “mất nhiều hơn được”.

Xem thêm:
Giải thích thành ngữ “Đứng núi này trông núi nọ” là gì?
Giải thích thành ngữ “Treo đầu dê bán thịt chó” nghĩa là gì?
“Thắt đáy lưng ong” là gì mà được xem là chuẩn mực của cái đẹp?

Làm thế nào để không rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”?

Trong cuộc sống hay trong công việc, không một ai muốn mình phải rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu bạn cũng không mong muốn bản thân đối mặt với tình huống như vậy, hãy thử tham khảo và áp dụng những cách dưới đây:

Đừng để người khác quyết định thay bạn

Bạn có thể tham khảo ý kiến của mọi người xung quanh, các chuyên gia, nhà tư vấn hoặc những người có sự hiểu biết để nhận được những lời khuyên hữu ích. Tuy nhiên, quyết định của cùng vẫn là ở bạn và bạn phải chịu trách nhiệm đến cùng với quyết định của mình.

Lường trước thất bại

Cuộc sống luôn có những tình huống xảy đến bất ngờ, khiến bạn không kịp trở tay. Do đó, trong bất kỳ kế hoạch lớn hay nhỏ, dù bạn đã có sự tính toán, chuẩn bị chu toàn đến từng cm thì vẫn cần có các phương án dự phòng nếu không may xảy ra rủi ro.

Ngoài ra, hãy chuẩn bị tâm lý để có thể đối mặt với những thất bại để khi thất bại có đến, bạn cũng sẽ không suy sụp, bị sốc và cũng dễ dàng bắt đầu lại hơn.

Tiến thoái lưỡng nan 2
Lường trước những thất bại khiến bạn không rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan - Ảnh: Internet

Duy trì các mối quan hệ

Duy trì các mối quan hệ xung quanh mình là điều cần thiết. Trong cuộc sống hay công việc, bạn hãy chú ý xây dựng, nuôi dưỡng, phát triển và làm phong phú các mối quan hệ với mọi người mà bạn tin tưởng.

Những mối quan hệ này có thể sẽ giúp đỡ được bạn nếu bạn gặp phải khó khăn, trở ngại trong tương lai.

Linh hoạt trong việc lựa chọn

Linh hoạt trong sự lựa chọn giúp bạn giảm bớt những thất bại nếu chẳng may quyết định sai. Tuy nhiên, dù bạn có sự linh hoạt trong lựa chọn nhưng hãy thật thận trọng trước quyết định cuối cùng.

Nên thường xuyên đặt ra những câu hỏi như: “Liệu có quyết định nào đó tốt hơn không?”, “Bản thân sẽ phải mất gì và được gì nếu đưa ra lựa chọn quyết định này?”… sẽ giúp bạn có thêm những suy nghĩ thấu đáo, cặn kẽ hơn.

Một số câu nói diễn tả tình thế tiến thoái lưỡng nan

Ngoài câu thành ngữ “Tiến thoái lưỡng nan” thì trong dân gian còn có một số câu thành ngữ khác cũng được dùng để diễn tả cho tình thế này, chẳng hạn như:

  • “Như cái lưỡi lạc đầu”: Diễn tả tình thế rối ren, khó khăn, phức tạp, giống như cái lưỡi lạc đầu, khiến mọi quyết định đưa ra điều trở nên khó khăn.
  • “ Như sói chạy không kịp thở”: Mô tả sự cạnh tranh, áp lực trong công việc khiến bạn luôn phải chạy đua với thời gian và đối thủ để đạt được mục tiêu.
  • “Khó khăn như trèo núi”: Thể hiện tình thế khó khăn, phức tạp đang phải đối diện, tương tự nhiên việc trèo lên đỉnh núi.
  • “Như chìm đắm cùng con thuyền”: Nói đến tình thế khi phải đối mặt với thách thức, khó khăn cùng mọi người ở trong tình huống không chắc chắn.
  • “Ngồi trên bờ ruộng, đứng trước rặng lúa đối diện”: Diễn đạt tình huống khó xử, khi bạn phải đối mặt với nhiều lựa chọn và quyết định quan trọng.

Có thế nói rằng, ai trong chúng ta cũng đều từng ít nhất một lần rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, tuy nhiên, làm thế nào để cân bằng và có cách giải quyết tốt nhất mới là điều quan trọng. Mong rằng sau khi đã hiểu “tiến thoái lưỡng nan” là gì sẽ giúp bạn có thể chủ động hơn khi giải quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc sống.

Đừng quên theo dõi VOH Sống đẹp để cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất, hấp dẫn nhất.