Bạn sẽ bất ngờ với 11 tác dụng của bắp cải với sức khỏe

(VOH) – Bắp cải là loại rau quen thuộc, có thể dùng để nấu canh, luộc hoặc ép lấy nước uống. Dưới đây là hàng loạt tác dụng của bắp cải giúp phòng tránh nhiều bệnh tật mà ai cũng nên biết.

Có thể nói rằng bắp cải không chỉ là nguyên liệu ẩm thực gần gũi với người Việt mà còn khá nổi tiếng cũng như được ưa chuộng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy loại rau này thực sự có nguồn gốc từ đâu và mang lại những lợi ích sức khỏe nào? Tất cả sẽ được “bật mí” trong bài viết dưới đây.

1. Bắp cải là gì?

Bắp cải (hay cải bắp) có tên khoa học là Brassica oleracea, thuộc họ Cải, thường có 2 lá mầm với các lá tạo thành một cụm dặc hình gần nhau như hình cầu đặc trưng. Theo các tài liệu ghi chép, nguồn gốc của bắp cải có thể bắt nguồn từ các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, sau đó di thực và được canh trồng rộng rãi khắp thế giới.

Ngày này cùng với sự phát triển của công nghệ lai tạo giống, bên cạnh bắp cải trắng (bắp cải thường), khá nhiều giống bắp cải mới ra đời, kể đến như bắp cải tím, bắp cải Savoy hay bắp cải Tuscan.

ban-se-bat-ngo-voi-11-tac-dung-cua-bap-cai-voi-suc-khoe-voh-0
Bên cạnh bắp cải trắng, còn có bắp cải tím, bắp cải Savoy hay bắp cải Tuscan (Nguồn: Internet)

Bắp cải vốn sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu mát mẻ, chủ yếu thu hoạch vào độ tháng 10 tới tháng 12 âm lịch nên hiện nay tại Việt Nam, loại rau này được canh trồng chủ yếu ở Đà Lạt hay một số tỉnh phía Bắc.

2. Tác dụng của bắp cải với sức khỏe

Bắp cải giòn giòn, ngọt mát vừa là “cảm hứng” của vô vàn món ăn hấp dẫn, vừa là nguồn cung đa dạng chất dinh dưỡng, gồm chất chống oxy hóa, khoáng chất và các vitamin thiết yếu. Vì thế, bổ sung bắp cải trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ mang tới cho bạn những lợi ích sức khỏe tuyệt vời sau:

2.1 Giúp hình thành các tế bào hồng cầu

Khoáng chất sắt được xếp vào nhóm thành tố gần như không thể thiếu trong huyết sắc tố hemoglobin, giúp tăng sinh các tế bào hồng cầu trong máu. Theo đó, tiêu thụ bắp cải với liều lượng hợp lý sẽ cung ứng thêm lượng chất sắt cần thiết cho cơ thể, từ đó phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh thiếu máu.

2.2 Phòng tránh ung thư

Các loại rau họ Cải nói chung và bắp cải nói riêng đều có hàm lượng lớn chất chống oxy hóa polyphenol. Nhóm chất này có đặc tính kháng viêm khá mạnh, góp phần bảo vệ tế bào không bị oxy hóa và ức chế sự phát triển tế bào ung thư trong cơ thể.  

Xem thêm: 12 thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp bạn 'hạ gục' các gốc tự do gây ung thư

2.3 Bảo vệ tim mạch

Giống như nhiều loại rau xanh khác, bắp cải rất giàu chất xơ, gồm cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Lượng chất xơ này khi vào được ruột sẽ giúp giảm mức cholesterol xấu LDL  bằng cách kết dính với chúng và đảo thải ra ngoài theo đường tiêu hóa, ngăn không cho chúng thẩm thấu vào máu.

2.4 Điều hòa huyết áp ổn định

Sở dĩ tác dụng của bắp cải tốt cho người mắc bệnh huyết áp cao là vì trong bắp cải có chứa lượng khoáng chất kali tương đối cao. Dưỡng chất này khi vào cơ thể có khả năng duy trì lưu thông máu, giảm tình trạng tắc nghẽn ở thành mạch, đồng thời đào thải lượng muối natri dư thừa và điều hòa huyết áp ổn định.

ban-se-bat-ngo-voi-11-tac-dung-cua-bap-cai-voi-suc-khoe-voh-1
Bắp cải được đánh giá là loại rau xanh khá lành mạnh dành cho người huyết áp cao (Nguồn: Internet)

2.5 Thanh nhiệt cơ thể

Trong y học cổ truyền, bắp cải thuộc nhóm thực phẩm mọng nước, có tính mát, giúp thanh nhiệt cơ thể hữu hiệu. Do đó, các món ăn từ bắp cải thường thích hợp với nhóm người có thể trạng nhiệt, hay bị nóng trong người và nổi mụn nhọt.

Xem thêm: 4 loại nước thanh nhiệt bạn nên uống ngay để không lo nóng trong người, khô họng, tiểu ít

2.6 Cải thiện tiêu hóa

Như đã chia sẻ, hàm lượng chất xơ mà bắp cải đem tới là rất dồi dào. Nếu hấp thu với lượng vừa đủ, bạn có thể chủ động cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng nhu động ruột và giảm tỉ lệ mắc chứng táo bón.

2.7 Chống thừa cân, béo phì

Khi xây dựng chế độ ăn kiêng giảm cân, bạn hoàn toàn có thể bổ sung bắp cải vào thực đơn. Bởi hấp thu lượng lớn chất xơ từ bắp cải sẽ giúp làm chậm quá trình chuyển hóa glucid thành lipid (chất béo), hỗ trợ kiểm soát cân nặng và giảm thiểu nguy cơ bị thừa cân, béo phì.

Xem thêm: 10 quan niệm giảm cân mà bạn vẫn tin ‘sái cổ’ hóa ra đều là… sai lầm

2.8 Củng cố xương chắc khỏe

Nhờ các khoáng chất như canxi, magie và kali nên bắp cải có khả năng duy trì sức khỏe của xương. Ngoài ra, bắp cải cũng chứa một hoạt chất chống viêm vô cùng quý giá, đó là glutamine. Theo đó, nhóm chất này có đặc tính xoa dịu cơn đau nhức cơ bắp, trực tiếp tham gia kích thích tế bào cơ phát triển và hạn chế tối đa tình trạng vỡ cơ.

2.9 Tốt cho não bộ

Theo phân tích dinh dưỡng, bắp cải là nguồn cung cấp nhiều vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B6vitamin B9, rất cần thiết cho sức khỏe cũng như sự tập trung của não bộ. Các dưỡng chất này cũng có thể ngăn ngừa tổn thương thần kinh, giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer (hội chứng suy giảm trí nhớ) và chứng mất trí.

2.10 Ngăn ngừa xuất huyết

Hàm lượng vitamin K (một chất xúc tác thúc đẩy quá trình đông máu) được tìm thấy trong bắp cải khá lớn, tương đương với hơn 80% nhu cầu hàng ngày mà cơ thể cần. Chính vì thế, để dự phòng nguy cơ bị xuất huyết hoặc thiếu hụt vitamin K, các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến khích chúng ta chủ động ăn thêm các thực phẩm giàu vitamin K như bắp cải.

ban-se-bat-ngo-voi-11-tac-dung-cua-bap-cai-voi-suc-khoe-voh-2
Bắp cải được đánh giá là nguồn cung cấp vitamin K cực kì dồi dào (Nguồn: Internet)

2.11 Cải thiện chứng phù nề

Nghiền lá bắp cải và đắp vào vùng sưng tấy, phù nề là phương pháp cải thiện bạn có thể tham khảo. Đặc biệt, “bí quyết” này cũng thường được áp dụng đối với bệnh đau đầu mạn tính nhằm xoa dịu những cơn đau đầu.

3. Bà bầu ăn bắp cải được không?

Bước vào thời kì mang thai, xây dựng một khẩu phần ăn đa dạng rau xanh là lưu ý quan trọng mà các mẹ bầu phải ưu tiên thực hiện. Ở giai đoạn này, nếu mẹ thấy “thèm” và muốn thưởng thức các món ngon từ bắp cải thì hãy yên tâm rằng bà bầu vẫn được ăn bắp cải, mẹ nhé!

Khi tiêu thụ bắp cải với lượng hợp lý, mẹ sẽ hấp thu thêm nhiều dưỡng chất tốt cho thai kì và chủ động phòng tránh và cải thiện một số vấn đề sức khỏe thường gặp như:

  • Táo bón thai kì
  • Bốc hỏa, nóng trong người
  • Tăng huyết áp thai kì
  • Phù nề ở bắp tay, bắp chân
  • Xuất huyết sau sinh
  • Dị tâm bẩm sinh ở trẻ

Xem thêm: Muốn 'mẹ khỏe, con khỏe' liệu bà bầu ăn bắp cải được không?

4. Bắp cải làm gì ngon?

Không phải ngẫu nhiên mà bắp cải lại trở thành loại rau xanh mà nhà nhà đều yêu thích, bởi từ những lá bắp cải giòn ngọt, thanh mát, các bà nội trợ có thể “biến hóa” được hàng loạt món ngon độc đáo. Trong đó sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc tới:

  • Bắp cải cuộn thịt sốt cà chua
  • Bánh bắp cải
  • Kim chi bắp cải
  • Gà xào bắp cải phô mai
  • Salad bắp cải tím
  • Nộm gà bắp cải
  • Bắp cải xào cà chua
  • Bắp cải xào trứng
ban-se-bat-ngo-voi-11-tac-dung-cua-bap-cai-voi-suc-khoe-voh-3
Bắp cải có thể dùng làm nguyên liệu của món xào, món canh hoặc làm nước ép (Nguồn: Internet)

Chưa hết, nếu muốn tìm một thức uống lành mạnh từ rau củ để giải khát, thanh nhiệt, bạn cũng có thể pha chế nước ép bắp cải nữa đấy.

Xem thêm: 13 công thức ‘bất bại’ dành cho ai băn khoăn bắp cải làm gì ngon

5. Một số tác hại của bắp cải khi dùng sai cách

Những lợi ích sức khỏe mà bắp cải mang lại luôn được đánh giá cao song chúng chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi chúng ta biết sử dụng khoa học – đúng cách và đúng liều lượng. Không nên lạm dụng ăn quá nhiều bắp cải trong thời gian dài để tránh gặp phải những tác dụng phụ như:

  • Bệnh tiêu chảy
  • Tương tác thuốc chống đông máu
  • Cường giáp, bướu cổ
  • Đầy hơi, khó tiêu
  • Giảm huyết áp

Xem thêm: Hiểu rõ 5 tác hại của bắp cải này để ăn đúng cách - ăn đủ lượng

6. Thành phần dinh dưỡng của bắp cải

Bắp cải có chứa hàm lượng vitamin cao hơn nhiều so với các loại rau củ khác như cà rốt, khoai tây, hành tây. Theo nghiên cứu, hàm lượng dinh dưỡng các chất có trong bắp cải gồm có:

  • Nước: 90 g
  • Năng lượng: 29 KCal
  • Chất đạm: 1.8 g
  • Chất béo: 0.1 g
  • Chất đường bột: 5.3 g
  • Chất xơ: 1.6 g
  • Canxi: 48 mg
  • Sắt: 1.1 mg
  • Magie: 13 mg
  • Mangan: 0.45 mg
  • Photpho: 31 mg
  • Kali: 190 mg
  • Natri: 28 mg
  • Kẽm: 0.81 mg
  • Đồng: 180 µg
  • Selen: 2.2 µg
  • Vitamin A: 90 IU (1 IU=0.3 µg)
  • Vitamin C: 30 mg
  • Vitamin B1: 0.06 mg
  • Vitamin B2: 0.05 mg
  • Vitamin PP: 0.4 mg
  • Vitamin B5: 0.14 mg
  • Vitamin B6: 0.096 mg
  • Vitamin E: 0.15 mg
  • Vitamin K: 60 µg
  • Beta-caroten: 65 µg
  • Purin: 22 mg

Trên đây là các tác dụng của bắp cải tốt cho sức khỏe, mặc dù là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng không nên lạm dụng ăn nó nhiều quá mức sẽ gây các dụng phụ không mong muốn. Cần có chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp với bắp với nhiều thực phẩm khác để cung cấp đủ dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể mỗi ngày