PGS. TS Bác sĩ Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) cho biết, thành phần của mật ong tự nhiên rất phức tạp. Bởi tùy thuộc vào nguồn hoa mà con ong hút nhụy, mật ong sẽ có các thành phần khác nhau.
Ở Việt Nam, loại mật ong nội địa phổ biến nhất là mật ong nhãn, mật ong vải, mật ong tràm, mật ong bạc hà, mật ong hoa cỏ lào,…Ngoài ra, trong những năm trở lại đây, loại mật ong Manuka từ châu Úc cũng đang được tìm kiếm và sử dụng khá rộng rãi.
1. Tác dụng của mật ong mà bạn nên biết
Các dưỡng chất được tìm thấy trong mật ong rất đa dạng và cực kì tốt cho sức khỏe, gồm đường tự nhiên (glucose và fructose), chất chống oxy hóa nhóm flavonoid, vitamin C, vitamin B cùng các khoáng chất thiết yếu như kali, photpho hay magie.
Chính vì thế, dưới đây là những tác dụng của mật ong với sức khỏe dưới đây mà bạn nhất định nên biết:
1.1 Ngăn ngừa lão hóa
PGS.TS Bác sĩ Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) chia sẻ rằng những người nhanh già là do trong cơ thể họ tồn tại nhiều gốc tự do. Theo đó, nguyên nhân sinh ra các gốc tự do đến từ việc tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, khói bụi hay stress, mắc bệnh mãn tính.
Tuy nhiên, nếu bạn dùng mật ong mỗi ngày thì có thể chống lại các gốc tự do đó và giúp bạn kéo dài tuổi thanh xuân. Bởi mật ong có đặc tính cản trở sự di chuyển của chúng, đồng thời bảo vệ tế bào của cơ thể không bị tổn thương. (1)
1.2 Cải thiện chứng mất ngủ
Cải thiện chứng mất ngủ là một trong những tác dụng của mật ong đã được nhiều nghiên cứu y khóa chứng minh. Vì vậy, mỗi tối, bạn hãy uống 1 hoặc 2 muỗng cà phê mật ong hòa với nước ấm để giúp tâm trí thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ. (2)
Xem thêm: Bí quyết ‘đánh bay’ chứng mất ngủ từ những loại thực phẩm tự nhiên
1.3 Mật ong chữa bệnh ho
Mật ong tuy ngọt nhưng không ngọt sắc và bạn không cần kiêng cữ khi mắc bệnh ho. Các bài thuốc từ mật ong như tỏi ngâm mật ong hay hành tây ngâm mật ong còn có tác dụng chữa ho, nhất là những trường hợp thường xuyên bị ho vào ban đêm. (3)
1.4 Hỗ trợ tiêu hóa, chữa viêm loét dạ dày tá tràng, u xơ dạ dày
Bác sĩ Bay cho biết, các men tiêu hóa trong mật ong sẽ hỗ trợ tiêu hóa thức ăn nhanh, làm lành các vết loét. Chính vì thế, mật ong là thực phẩm xếp đầu bảng cho các chỉ định điều trị bệnh viêm loét dạ dày. (4)
Xem thêm: Nghệ ngâm mật ong - ‘chuẩn bài thuốc’ chữa bệnh dạ dày và làm ‘mỹ phẩm’ tự nhiên chăm sóc da
1.5 Làm lành vết bỏng
Mật ong nguyên chất sẽ có tác dụng chống nhiễm khuẩn, giúp lên mô hạch tốt, làm lành vết thương nhanh chóng. Nếu bạn bị bỏng có thể cho một ít mật ong lên miếng gạc rồi băng vào vết thương, nó sẽ sớm lành lại. (5)
1.6 Phòng tránh bệnh tim mạch
Nhóm chất chống oxy hóa như flavonoid trong mật ong có tác dụng đối với sức khỏe tim mạch, bao gồm tăng lưu lượng máu đến tim và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
Đặc biệt, mật ong có khả năng làm giảm 5,8% cholesterol xấu LDL và tăng 3,3% cholesterol tốt HDL, tác động tích cực đến mức cholesterol trong máu, giúp các động mạch trong tim giãn ra, giảm xơ vữa động mạch, ngăn chặn đau tim và đột quỵ. (6)
Xem thêm: Đột quỵ - dấu hiệu nhận biết sớm nhất để ‘bảo toàn’ tính mạng và tránh tàn phế
1.7 Giảm chất béo trung bình
Chất béo trung bình tăng cao cũng liên quan đến tình trạng kháng insulin, một nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Trong mật ong chứa hàm lượng chất béo trung bình thấp hơn, đặc biệt mật ong thường sử dụng thay thế đường tinh luyện thông thường. (7)
1.8 Giảm viêm sưng lợi
Nhờ có đặc tính kháng khuẩn mạnh nên bên cạnh công dụng chữa lành vết bỏng, mật ong cũng thường được sử dụng để giảm viêm sưng lợi hay nhiệt miệng. Hãy thấm mật ong vào vùng tổn thương trong khoảng 3 phút rồi làm sạch bằng nước lọc, tình trạng sẽ sớm được cải thiện. (8)
Xem thêm: Bỏ túi 6 cách ‘tạm biệt’ nhiệt miệng cực nhanh ngay tại nhà
2. Bà bầu uống mật ong được không?
Bà bầu uống mật ong được không có lẽ là thắc mắc thường gặp bởi khá nhiều mẹ bầu lo lắng sẽ gặp phải những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thai kì khi sử dụng. Thế nhưng cho tới nay, chưa có y văn nào khuyến cáo bà bầu phải “loại bỏ” mật ong ra khỏi chế độ dưỡng thai.
Vì vậy, các chuyên gia sức khỏe vẫn luôn chia sẻ rằng bà bầu hoàn toàn có thể sử dụng mật ong với liều lượng hợp lý, để hấp thu thêm dưỡng chất và phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe như:
- Giảm mệt mỏi, ốm nghén
- Tăng cường sức đề kháng
- Cải thiện cơn ho dai dẳng, nhằm tránh gây cơn gò tử cung
- Dưỡng da mịn màng, giảm thô ráp nứt nẻ ở vùng bụng, bắp chân
Xem thêm: Bà bầu uống mật ong ‘bổ trong, tốt ngoài’ - giúp cải thiện sức khỏe thai kì nhờ 6 lợi ích này
3. Làm đẹp bằng mật ong tại nhà
Làm đẹp bằng mật ong là phương pháp dưỡng nhan tự nhiên được đánh giá khá cao và chị em phụ nữ dành rất nhiều “cảm tình”. Với hàm lượng lớn các chất kháng khuẩn và khoáng chất, mật ong được tận dụng phổ biến trong các liệu trình dưỡng ẩm, trị mụn, tẩy tế bào chế cho da hay làm hồng môi, trị môi khô tróc.
Chưa hết, không chỉ có lợi cho làn da, mật ong còn nổi danh là loại “dầu gội đầu” có tính năng trị khô xơ, trị gàu và ngăn ngừa tóc gãy rụng cực kì hiệu quả.
4. Hướng dẫn cách thử mật ong thật giả
Tác dụng của mật ong chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi bạn sử dụng đúng loại mật ong nguyên chất, không pha thêm tạp chất như nước hay đường tinh luyện. Cho nên, bạn hãy chú ý tìm mua và lựa chọn mật ong có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thử độ sánh mịn cùng tính kết dính của loại mật bằng các dụng cụ, nguyên liệu đơn giản như cọng hành lá, giấy thấm, lòng đỏ trứng gà,…
Đặc biệt, mật ong thiên nhiên nguyên chất không hề gây nóng trong người và còn tốt cho sức khỏe, khi bạn uống mật ong mà nóng trong người và nổi mụn là bạn đã sử dụng nhầm các mật ong có pha tạp chất hoặc mật ong giả.
Xem thêm: Cách thử mật ong thật hay giả cực đơn giản, cực chuẩn được chia sẻ bởi bác sĩ nổi tiếng
5. Gợi ý món ngon từ mật ong
Mật ong vốn có hương thơm và vị ngọt dịu vô cùng đặc trưng, điều này sẽ góp phần tăng thêm độ hấp dẫn cho các món ăn. Bạn có thể kết hợp mật ong cùng một vài nguyên liệu quen thuộc để chế biến gà sốt mật ong, cánh gà chiên nước mắm mật ong, sườn rim mật ong,… hay đơn giản là thêm vào các thức uống trái cây như nước ép, sinh tố.
6. Một số tác hại của mật ong cần phòng tránh
Không thể phủ nhận rằng mật ong là “siêu thực phẩm” mang đến nhiều công dụng tuyệt vời, hỗ trợ cải thiện hữu hiệu các vấn đề sức khỏe. Song dù vậy, nếu dùng sai cách và thiếu khoa học, lợi sẽ thành hại, dẫn tới những tác dụng phụ nguy hiểm.
Do đó, chỉ nên dùng tối đa 50ml mật ong mỗi ngày, tương đương với 5 – 10 thìa cà phê, nhằm giảm thiểu tác hại của mật ong gây ra như:
- Hạ huyết áp quá mức
- Tăng đường huyết
- Khó kiểm soát cân nặng
- Ngộ độc
Xem thêm: 'Điểm mặt' 5 tác hại của mật ong khi dùng thiếu khoa học
7. Thành phần dinh dưỡng của mật ong
Thành phần dinh dưỡng trong khoảng 100g mật ong nguyên chất được phân tích như sau:
- Năng lượng: 327 kcal/1367 KJ
- Nước: 18g
- Protein: 0.4 g
- Chất béo: 0.1 g
- Carbohydrate: 81.3 g
- Tro: 0.3 g
- Magie: 2 mg
- Mangan: 0.08 mg
- Photpho: 16 mg
- Kẽm: 0.22 mg
- Kali: 52 mg
- Vitamin C: 4 mg
- Vitamin B2: 0.04 mg
- Vitamin PP: 0.2 mg
- Vitamin B5: 0.065 mg
- Vitamin B6: 0.024 mg
- Đường tổng hợp: 81.02 g
Với những tác dụng của mật ong tuyệt vời trên đây, ngại gì mà không cất trữ 1 lọ mật ong trong nhà để bồi bổ sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp nhỉ! Đồng thời, đừng quên thực hiện những lưu ý an toàn, khoa học khi sử dụng mật ong nữa nhé.