Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Tích cực độc hại là gì? Khi nào thì tích cực trở nên độc hại?

VOH - Tích cực độc hại (Toxic positivity) xảy ra khi một vài điều tích cực lại là nguồn cơn mang đến sự tiêu cực cho chúng ta.

Tích cực độc hại (Toxic positivity) là việc ta cố gắng tỏ ra lạc quan trong khi cảm xúc bên trong lại đối lập. Trên thực tế, cố gắng tích cực không phải lúc nào cũng là điều nên làm.

Tích cực độc hại (Toxic positivity) là gì?

Tích cực độc hại (Toxic positivity) là việc tỏ ra lạc quan một cách cực đoan. Điều này thể hiện khi bạn tập trung vào những suy nghĩ tích cực mà chối bỏ các loại cảm xúc khác của bản thân, kể cả cảm xúc thật trong tâm trí ngay lúc đó.

Đồng thời, tích cực độc hại cũng khiến bạn giảm thiểu hoặc phủ nhận luôn mọi cảm xúc tiêu cực của người khác. Cho nên, về cơ bản, chúng ta có thể hiểu tích cực độc hại là sự tích cực giả tạo, thậm chí có thể gây hại.

Tích cực độc hại là gì? Khi nào thì tích cực trở nên độc hại? 1
Sự tích cực độc hại là việc cố gắng tỏ ra lạc quan một cách cực đoan

Xem thêm:
Cảm xúc là gì? Hiểu và kiểm soát 8 loại cảm xúc cơ bản của bản thân
Hạnh phúc là gì? Làm sao để có được hạnh phúc?
Căng thẳng stress là gì? Cách giảm stress trong công việc và cuộc sống

Phân biệt tích cực và tích cực độc hại

Thái độ sống tích cực là khi ta dám thừa nhận những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực mà mình có. Từ đó, có thể tìm cách giải quyết vấn đề, hướng đến sự lạc quan, hạnh phúc. Người có thái độ sống tích cực sẽ dễ dàng tìm thấy hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc sống.

Mặt khác, sự tích cực độc hại là thái độ sống không thừa nhận những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, tức giận, thậm chí cố gắng che giấu chúng trong thời gian dài. Đây là thái độ sống phi thực tế và có nhiều tác hại. Khi sự tích cực truyền cảm hứng sống, hy vọng thì tích cực độc hại lại cản trở, mang đến sự sợ hãi, mặc cảm vì chính những cảm xúc thật của bản thân.

Các biểu hiện của tích cực độc hại

Tích cực độc hại là gì? Khi nào thì tích cực trở nên độc hại? 2
Tích cực độc hại chính là thái độ sống không tôn trọng cảm xúc của chính mình

Người có thái độ sống tích cực độc hại thường không thừa nhận hoặc không biết rằng họ đang mắc phải tình trạng này. Tuy nhiên, những biểu hiện của Toxic positivity có thể dễ dàng được nhìn ra. 

  • Đầu tiên, người sống tích cực độc hại che giấu cảm xúc thật, kể cả cảm xúc đau khổ của bản thân mình.
  • Tiếp đó, sau khi bày tỏ cảm xúc, họ sẽ cảm thấy tội lỗi.
  • Họ tránh né việc nhìn nhận và giải quyết khó khăn.
  • Nếu có ai đó thể hiện sự thất vọng hoặc tiêu cực, họ sẽ chê bai hoặc chỉ trích, gạt bỏ cảm giác khó khăn của người khác.

Ngoài ra, sự tích cực độc hại còn liên quan đến tư duy gọi là “thượng đẳng thế hệ” - điều mà người trẻ gặp phải khi chia sẻ những áp lực của bản thân với người lớn hơn. Thay vì lắng nghe và đưa ra lời khuyên, những gì người trẻ nhận được đôi khi là những câu nói như “Thời của tụi con vậy là sướng rồi chứ thời của ba/mẹ…” hoặc “Có bao nhiêu đó cũng than thở, tụi em vậy là sướng hơn anh/chị nhiều đó”.

Xem thêm:
Top 15 quan điểm sống tích cực nhất mà bạn không thể bỏ qua
Bi quan là gì? Ý nghĩa và cách kiểm soát trạng thái bi quan của mỗi người
Lý trí là gì và biểu hiện của người lý trí

Tại sao tích cực độc hại lại ảnh hưởng xấu?

Như đã đề cập, tích cực độc hại khiến con người tự lừa dối chính mình. Điều này sẽ làm họ càng lúc càng tổn thương hơn trong những thời điểm khó khăn. 

Hình thành cảm xúc thứ cấp

Cảm xúc thứ cấp là phản ứng xảy ra ngay khi bạn thể hiện cảm xúc của chính mình. Ví dụ, bạn buồn bã vì thất bại (cảm xúc) và bạn thấy xấu hổ vì điều đó (cảm xúc thứ cấp).

Tự đánh giá bản thân vì những cảm xúc này dẫn đến những cảm xúc thứ cấp dữ dội hơn như xấu hổ, đau khổ, thất vọng, lo âu. Chúng khiến bạn bị phân tâm khỏi việc giải quyết vấn đề hiện tại và đánh mất lòng trắc ẩn.

Tích cực độc hại là gì? Khi nào thì tích cực trở nên độc hại? 3
Tích cực độc hại trong thời gian dài sẽ khiến bạn dễ tổn thương

Gia tăng cảm xúc tiêu cực

Theo nhà tâm lý học lâm sàng Jaime Zuckerman, sự tích cực độc hại chính là một cách chối bỏ những khó chịu tồn tại bên trong. Lâu dần, những cảm xúc thật sẽ bị từ chối, nhường chỗ lại cho sự tích cực mang tính giả tạo và độc hại. Bằng cách không thừa nhận và xử lý những cảm xúc tiêu cực tích tụ, bạn đang kìm nén và khiến chúng ngày một lớn hơn.

Tích cực độc hại là gì? Khi nào thì tích cực trở nên độc hại? 4
Một trong những hậu quả của tích cực độc hại chính là dễ dàng bùng nổ cảm xúc

Khó kết nối với người khác

Phủ nhận cảm xúc của mình và tạo nên “vỏ bọc” rằng mình vẫn ổn, bạn sẽ dần mất kết nối với bản thân. Lâu dần, nó sẽ khiến bạn không cần đến sự giúp đỡ và mất liên kết với người khác.

Tích cực độc hại là gì? Khi nào thì tích cực trở nên độc hại? 5
Tích cực độc hại về lâu dài sẽ khiến bạn mất kết nối với mọi người

Ngăn cản sự phát triển của con người

Sự tích cực độc hại tạo ra cơ chế tránh né, ngăn cản con người đối mặt với cảm xúc tiêu cực. Điều này sẽ dẫn đến việc chúng ta không có khả năng đối mặt với khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Trong khi những trải nghiệm ấy lại đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con người trưởng thành và có hiểu biết sâu sắc hơn.

Tích cực độc hại là gì? Khi nào thì tích cực trở nên độc hại? 6
Tích cực độc hại về lâu dài sẽ khiến chúng ta không dám bước ra khỏi vùng an toàn

Cách để tránh bẫy tích cực độc hại?

Khi trải qua một điều tồi tệ, đã bao giờ bạn lắng nghe lời khuyên “Hãy tích cực lên!”, “Hãy vui lên?”, “Có gì đâu mà buồn?” nhưng vẫn cảm thấy rối ren trước áp lực vô hình, thậm chí thấy tội lỗi khi bản thân cảm thấy tiêu cực?

Tích cực độc hại là gì? Khi nào thì tích cực trở nên độc hại? 7
Sống thật với cảm xúc cũng là chìa khóa của hạnh phúc

Không chối bỏ, chấp nhận cảm xúc của bản thân và người khác

Công nhận cảm xúc của bản thân là điều không hề dễ dàng. Để giải quyết vấn đề một cách tốt hơn và hạn chế sự tích cực độc hại, hãy bỏ mọi thứ ra khỏi lồng ngực, cho phép bản thân được buồn bã, tức giận hoặc đau đớn trong khả năng kiểm soát.

Một cách để giải tỏa cảm xúc hữu hiệu chính là viết ra. Hãy viết để để nhờ con chữ cất giữ nỗi buồn giúp bạn.

Tích cực độc hại là gì? Khi nào thì tích cực trở nên độc hại? 8
Khi viết là bạn có cơ hội thành thật với chính mình, tránh suy nghĩ tích cực độc hại

Tránh những lời động viên sáo rỗng

Những câu nói như “Mọi chuyện sẽ ổn thôi" thường đem đến cảm giác tồi tệ hơn vì không giải quyết được vấn đề mà chỉ né tránh chúng. Động viên bằng cách đưa ra hướng giải quyết sẽ là cách thức hiệu quả và tinh tế hơn.

Ví dụ, thay vì nói: “Hãy vui lên đi, mọi chuyện sẽ ổn thôi”, hãy nói: “Cảm thấy buồn là chuyện bình thường, nhưng bạn có muốn thử làm chuyện gì khác không?”

Tích cực độc hại là gì? Khi nào thì tích cực trở nên độc hại? 9
Lắng nghe và đưa ra những lời khuyên chân thành cũng là cách để không mắc phải tư duy tích cực độc hại

Xem thêm:
62 bài thơ yêu đời mang đến năng lượng tích cực vui vẻ và niềm tin vào cuộc sống
111 stt yêu đời, lạc quan, hài hước giúp bạn suy nghĩ tích cực hơn
Tổng hợp cap lạc quan lan tỏa năng lượng tích cực

Sống thật với cảm xúc, để bản thân cảm nhận “năng lượng tiêu cực”

Khi đối diện với những tình huống khó khăn, đừng chối bỏ sự căng thẳng, lo lắng hay sợ hãi. Mỗi một loại cảm xúc đều có công dụng và ý nghĩa riêng trong quá trình trưởng thành của mỗi người. 

Sự thật rằng, chúng ta chỉ có thể lạc quan khi chúng ta chịu nhìn nhận vào mọi khía cạnh - cả tốt và xấu - của vấn đề mình gặp phải. Chúng ta chỉ có thể lạc quan nếu dũng cảm chấp nhận sự thật và ngừng biện hộ cho những khó khăn trong cảm xúc của chính mình. 

Tích cực độc hại là gì? Khi nào thì tích cực trở nên độc hại? 10
Cho phép bản thân được tiêu cực là cách hiệu quả nhất để không mắc bẫy tích cực độc hại

Trên đây là những thông tin về tích cực độc hại (Toxic positivity) cũng như các cách để tránh bẫy tâm lý này trong cuộc sống. Trân trọng cảm xúc của bản thân và người khác sẽ giúp bạn có ý thức hơn về mặt tâm lý, tình cảm và tinh thần, tiếp thêm sức mạnh để bạn xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nguồn ảnh: Internet

Bình luận