Chờ...

10 lý giải cho thắc mắc ăn cải cầu vồng có tác dụng gì với cơ thể

(VOH) – Thật khó để tìm được rau xanh nào vừa sặc sỡ sắc màu, vừa có vị ngọt thanh, hấp dẫn như cải cầu vồng. Nhưng bạn có biết giống rau này đến từ đâu và ăn cải cầu vồng có tác dụng gì với sức khỏe?

Sự xuất hiện của cải cầu vồng trong thời gian gần đây dường như góp phần làm phong phú hơn danh sách rau xanh có thể thêm vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Vì là loại rau khá mới mẻ nên không hẳn ai cũng hiểu rõ về đặc điểm, thành phần dinh dưỡng cũng như tác dụng của cải cầu vồng. Do đó, hãy cùng khám phá tường tận hơn trong bài viết này nhé!

1. Rau cải cầu vồng là rau gì?

Có lẽ ngay từ tên gọi “cầu vồng” của giống rau cải này đã thu hút khá nhiều chị em nội trợ. Rau cải cầu vồng là loại rau thuộc họ Chenopodioideae, với phần lá xanh đậm, không quá dày, phần thân mang màu sắc rất đa dạng từ đỏ, xanh, trắng, vàng hay tím.

Theo các ghi chép, dù tên gọi tiếng Anh của rau là Swiss Chard (cải Thụy Sĩ) nhưng trên thực tế, nguồn gốc của cải cầu vồng không phải từ Thụy Sĩ mà khởi nguồn Địa Trung Hải, rồi phổ biến khắp châu Âu.

Rau cải cầu vồng có thể chịu được cả kiểu thời tiết nóng và lạnh, tuy nhiên chúng sẽ sinh trưởng tốt nhất ở mức nhiệt mát mẻ, từ 28 – 30 độ C. Vì thế, tại Việt Nam ta, cải cầu vồng đang được canh trồng chủ yếu ở Đà Lạt.

10-ly-giai-cho-thac-mac-an-cai-cau-vong-co-tac-dung-gi-voi-co-the-voh-0
Rau cải cầu vồng với lá xanh thẫm, phần cọng nhiều sắc màu (Nguồn: Internet)

2. Ăn cải cầu vồng có tác dụng gì với sức khỏe?

Thay vì chỉ lên thực đơn với những loại rau vốn đã rất quen thuộc, sự “góp mặt” của cải cầu vồng sẽ giúp bạn “đổi vị”, đồng thời cũng mang đến vô vàn dưỡng chất quý giá, gồm các vitamin, chất khoáng và nhóm chất chống oxy hóa.

2.1 Kích thích tiêu hóa

Tăng cường ăn thêm rau xanh là một trong những phương pháp cực kì quan trọng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Theo đó, ăn cải cầu vồng có tác dụng kích thích bài tiết chất thải, lượng chất xơ từ rau sẽ tăng hút nước, làm mềm phần, từ đây hạn chế chứng táo bón.

2.2 Dự phòng xuất huyết

Có thể bạn chưa biết, cải cầu vồng thuộc nhóm rau xanh rất giàu vitamin K, trung bình 175g rau đáp ứng hơn 700% nhu cầu vitamin K cơ thể cần mỗi ngày. Hấp thu đủ lượng vitamin này sẽ giúp bạn chủ động dự phòng nguy cơ xuất huyết nghiêm trọng, kích hoạt prothrombin và đảm bảo đông máu kịp thời.

Xem thêm: Bổ sung vitamin K bằng những thực phẩm này sẽ giúp thúc đẩy quá trình đông máu và củng cố xương chắc khỏe

2.3 Cải thiện thị lực

Không chỉ đem tới lượng lớn vitamin K, rau cải cầu vồng còn được biết đến như nguồn cung cấp dồi dào vitamin A rất cần thiết cho đôi mắt. Cụ thể, nếu bạn tiêu thụ khoảng 175g rau thì đã tiếp nạp thêm lượng vitamin A tương đương 200% giá trị hàng ngày. Lúc này, vitamin A sẽ tham gia các phản ứng ở tế bào que và tế bào nón, thúc đẩy sản sinh sắc tố võng mạc và cải thiện thị lực.  

2.4 Củng cố hệ miễn dịch

Theo phân tích dinh dưỡng, cải cầu vồng cũng được xếp vào nhóm thực phẩm chứa hàm lượng lớn vitamin C. Nhóm vitamin này đóng vai trò không nhỏ trong quá trình hình thành tế bào bạch cầu trung tính, có khả năng hỗ trợ tạo oxy phản ứng, củng cố hệ miễn dịch và ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

10-ly-giai-cho-thac-mac-an-cai-cau-vong-co-tac-dung-gi-voi-co-the-voh-1
Cải cầu vồng thuộc nhóm rau xanh giàu vitamin C (Nguồn: Internet)

2.5 Tốt cho xương khớp

Bổ sung thêm rau cải cầu vồng vào khẩu phần ăn là gợi ý khá lý tưởng giúp bạn duy trì hệ vận động cũng như xương khớp dẻo dai, chắc khỏe. Hàng loạt các khoáng chất quan trọng gồm canxi, magie, mangan hay đồng, kali từ rau sẽ được chuyển hóa vào tế bào xương, nhằm tăng mật độ khoáng xương và kích thích hình thành tế bào xương mới.

Xem thêm: Những thói quen ‘tàn phá’ xương khớp bạn trước khi về già

2.6 Điều hòa huyết áp

Cùng với nhiệm vụ bảo vệ xương khớp, một số chất khoáng như kale hay magie còn hoạt động như các chất điện giải, đảm bảo cân bằng thể tích dịch, hạn chế tình trạng tích trữ nước. Từ đó giảm áp lực lên thành mạch máu và điều hòa huyết áp ổn định.

2.7 Phòng chống ung thư

Như đã chia sẻ, rau cải cầu vồng “hội tụ” đa dạng các nhóm chất chống oxy hóa mạnh, trong đó phải kể đến quercetin, kaempferol, rutin hay vitexin. Những hoạt chất này chính là các “chiến binh” bảo vệ tế bào không bị các gốc tự do tấn công, phòng ngừa tối đa nguy cơ xuất hiện khối u và các bệnh ung thư nguy hiểm.

Xem thêm: 12 thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp bạn 'hạ gục' các gốc tự do gây ung thư

2.8 Kiểm soát đường huyết

Một số nghiên cứu nhận thấy rằng trong rau cải cầu vồng có chứa hoạt chất axit alpha-lipoic (ALA) – thành tố thiết yếu hỗ trợ giảm tình trạng kháng insulin cũng như kiểm soát tốt tốc độ chuyển hóa đường glucose vào máu. Chính vì thế, cải cầu vồng cũng là một trong những thực phẩm lành mạnh thường được khuyến khích thêm vào thực đơn của người bệnh tiểu đường.

2.9 Bảo vệ tim mạch

Cải cầu vồng được đánh giá là rau xanh tốt cho sức khỏe tim mạch. Tăng cường hấp thu thêm chất xơ từ rau có thể làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, chất xơ sẽ bám dính và đẩy chúng ra ngoài theo đường tiêu hóa. Điều này nhằm ngăn chặn tắc nghẽn mạch máu, góp phần bảo vệ tim mạch và hệ tuần hoàn.

2.10 Hỗ trợ giảm cân

Giống như các loại rau xanh khác, ăn cải cầu vồng có tác dụng hỗ trợ giảm cân hữu hiệu. Trước khi ăn cơm hay các thực phẩm giàu tinh bột, bạn nên ăn thêm rau cải cầu vồng bởi tiếp nạp lượng chất xơ sẽ giúp bạn giảm cơn thèm ăn, cắt giảm lượng thức ăn nhiều calo và dễ gây tăng cân khác.

Xem thêm: Ăn gì để vừa giảm mỡ bụng vừa tránh béo bụng?

3. Cải cầu vồng làm món gì ngon?

Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, màu sắc “bắt mắt” nên so với các giống rau cải khác, giá cải cầu vồng có “nhỉnh hơn” đôi chút, dao động từ 90.000 – 120.000 đồng/kg. Theo đó, bạn nên chọn rau còn nguyên lá, không bị dập nát, phần cọng dày mọng nước, điển hình như rau cọng đỏ.

10-ly-giai-cho-thac-mac-an-cai-cau-vong-co-tac-dung-gi-voi-co-the-voh-2
Bạn có thể dùng cải cầu vồng làm món xào, món canh hay salad đều được (Nguồn: Internet)

Và nếu chưa biết cải cầu vồng làm món gì ngon thì bạn có thể tham khảo một vài gợi ý đơn giản ngay sau đây:

  • Salad cải cầu vồng
  • Canh cải cầu vồng nấu cua
  • Cháo cải cầu vồng
  • Snack cải cầu vồng
  • Pancake cải cầu vồng
  • Cơm trộn cải cầu vồng

Ngoài ra, dù lựa chọn chế biến món ăn nào từ cải cầu vồng, bạn cũng hãy hạn chế đun nấu quá lâu ở nhiệt độ cao, chỉ cần khoảng 10 – 15 là được.

Xem thêm: Chưa biết cải cầu vồng làm món gì, nhớ đừng bỏ qua 10 cách ‘biến tấu’ tuyệt ngon này!

4. Những khuyến cáo an toàn khi ăn cải cầu vồng

Ăn cải cầu vồng có tác dụng cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe thường gặp, song để tận dụng hiệu quả những lợi ích tuyệt vời đó, bạn cần lưu ý thực hiện một vài khuyến cáo an toàn sau đây:

4.1 Cải cầu vồng ăn sống được không?

Cải cầu vồng ăn sống được, bạn có thể đem pha chế nước ép cải cầu vồng hoặc làm nguyên liệu của các món salad. Thế nhưng hãy nhớ phải ngâm rửa rau thật kĩ lưỡng, chú ý rửa sạch từng lá rau rồi ngâm rửa với nước muối loãng từ 15 – 20 phút nhằm loại sạch bụi bẩn và vi khuẩn.  

10-ly-giai-cho-thac-mac-an-cai-cau-vong-co-tac-dung-gi-voi-co-the-voh-3
Cải cầu vồng ăn sống được nhưng bạn phải đảm bảo đã ngâm rửa sạch (Nguồn: Internet)

4.2 Không nên ăn quá nhiều

Ăn rau cải cầu vồng với hàm lượng vừa đủ từ 200 – 300g, để giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất một cách hiệu quả nhất, không nên ăn quá nhiều.

4.3 Hạn chế ăn vào bữa tối

Tốt nhất bạn nên thưởng thức các món ngon từ cải cầu vồng vào bữa sáng hoặc bữa trưa, hạn chế ăn nhiều vào bữa tối. Điều này là bởi rau có tính hàn mát, dễ gây lạnh bụng ban đêm và ảnh hưởng tiêu hóa.

Xem thêm: Ăn gì khi bị tiêu chảy? 7 loại thực phẩm sẽ giúp giải quyết vấn đề 

4.4 Tránh ăn khi có sử dụng thuốc chống đông máu

Lượng vitamin K được tìm thấy trong rau cải cầu vồng có tính tương tác và giảm tác dụng của thuốc chống đông máu. Vì vậy, nếu đang điều trị với loại thuốc này, lời khuyên là bạn nên thăm hỏi ý kiến bác sĩ về hàm lượng rau phù hợp để bổ sung vào khẩu phần ăn.

5. Hàm lượng dinh dưỡng của cải cầu vồng

Hàm lượng chất dinh dưỡng trong 175g rau cải cầu vồng được phân tích cụ thể như sau:

  • Lượng calo: 35
  • Chất đạm: 3.3g
  • Carbs: 7g
  • Chất xơ: 3.3g
  • Vitamin A: 214% giá trị hàng ngày
  • Vitamin C: 53% giá trị hàng ngày
  • Vitamin E: 17% giá trị hàng ngày
  • Vitamin K: 716% giá trị hàng ngày
  • Canxi: 10% giá trị hàng ngày
  • Đồng: 14% giá trị hàng ngày
  • Magiê: 38% giá trị hàng ngày
  • Mangan: 29% giá trị hàng ngày
  • Sắt: 22% giá trị hàng ngày
  • Kali: 27% giá trị hàng ngày

Là loại rau cải xanh đẹp nhất lại bổ sung cho cơ thể nhiều dưỡng chất quan trọng nên cải cầu vồng ngày càng được các gia đình Việt “đón nhận” nồng nhiệt. Nếu bạn cũng đang tò mò về loại rau này thì hãy tìm mua và thưởng thức thử xem sao nhé!