Tiêu điểm: Nhân Humanity

Tại sao nhiều người lại sợ "khủng hoảng tuổi 25"?

VOH - Với nhiều người, tuổi 25 là quãng thời gian rất đẹp nhưng cũng khá chênh vênh, bởi chính những khủng hoảng tuổi 25 đã khiến cho không ít bạn trẻ bị mất phương hướng và bế tắc.

Tuổi 25, người ta mới chỉ bắt đầu với những bước bước đi quan trọng trong đời, bởi vào thời điểm ấy chúng ta có được sức khỏe dồi dào, có một trái tim nhiệt huyết và niềm đam mê cháy bỏng. Vậy mà nhiều lắm những người trẻ lại “chết” vào độ tuổi 25. Không phải chết về thể xác, mà họ “chết" trong tâm hồn, “chết” về lý tưởng, khát vọng cuộc sống… Nhiều người gọi đó là giai đoạn “khủng hoảng tuổi 25”.

Thế nào là khủng hoảng tuổi 25?

“Khủng hoảng tuổi 25” được hiểu là trạng thái lo âu, mất phương hướng về tất cả mọi mặt cuộc sống từ công việc, tài chính cho đến các mối quan hệ. Không ai có thể phân định rõ ràng độ tuổi khủng hoảng này bắt đầu từ khi nào, nó có thể là từ 20 - 30 tuổi (có khi lên đến 35 tuổi), tùy thuộc vào việc trải nghiệm sống của bạn sớm hay muộn.

Khủng hoảng tuổi 25 1
Khủng hoảng tuổi 25 là gì? - Ảnh: Internet

Thông thường, khủng hoảng tuổi 25 thường xảy ra khi bạn chính thức bước chân thế giới người lớn thật sự, xa rời vòng tay của gia đình, nhà trường, bắt đầu làm chủ cuộc sống bằng cách lao vào kiếm việc, đi làm khoảng 2 - 3 năm hoặc có thể hơn nhưng không quá 5 năm.

Tương tự, thuật ngữ “quarter - life crisis” khủng hoảng ¼ cuộc đời cũng được sử dụng để chỉ những trạng thái bất an, lo sợ, lạc lối của người trẻ trong độ tuổi từ 20 - 30 tuổi.

Nhiều người cho rằng, giới trẻ hiện nay đang phải đối mặt và “vật lộn" với nhiều thách thức, trở ngại ở giai đoạn trưởng thành để có thể hòa nhập với cuộc sống hiện đại. Chính điều này đã khiến cho không ít người cảm thấy chênh vênh, mất phương hướng, đau khổ, bất an, thậm chí là trầm cảm.

Những giai đoạn khủng hoảng tuổi 25

Theo các nhà nghiên cứu Harvard Business Review, trước 25 tuổi là lúc bạn lạc quan nhất về cuộc đời. Từ độ tuổi 25, thực tế cuộc sống khiến bạn bắt đầu mệt mỏi, căng thẳng và đỉnh điểm là rơi vào khủng hoảng.

Các nhà tâm lý học Anh Quốc thì cho rằng, rất nhiều người trẻ hiện nay đang phải đối mặt với trạng thái “khủng hoảng tuổi 25”. Loại khủng hoảng tâm lý này được phát triển theo 4 pha:

  • Pha 1: Bạn bắt đầu có cảm giác bị gò bó vào một loại công việc hoặc một mối quan hệ tình cảm lâu dài hoặc cả hai. Tình trạng này làm bạn phân vân, bởi lý trí luôn nói với bạn rằng bạn đang bị ràng buộc và bạn có thể rũ bỏ nó, nhưng trái tim lại bảo không nên. Thế là bạn cảm thấy bất an, loay hoay và bế tắc trong sự lựa chọn.
  • Pha 2: Bạn suy nghĩ liên tục về một vấn đề khiến bạn bế tắc và loay hoay tìm cách thay đổi chúng. Tâm lý (trái tim) và thể chất (lý trí) của bạn bị chia làm hai, tạo ra rất nhiều cảm xúc khác nhau xuất hiện bên trong bạn.

Bạn bắt đầu đặt câu hỏi về tương lai, về những điều mới mẻ và tìm kiếm điều mình thật sự quan tâm, đi tham khảo và có những nhìn nhận riêng mình. Sau đó bạn “nhấn ga” với quyết định của bản thân, nhưng không rõ bản thân đang đi lên, đi xuống hay đi vòng vòng.

Khi gặp khó khăn hoặc phản ứng từ bên ngoài (gia đình, công việc, người yêu…) bạn sẽ cuống cuồng giải quyết bế tắc do mình tạo ra. Lúc ấy, bạn cảm giác bản thân như đang trải qua một cơn bão, mức độ cơn bão tuỳ thuộc vào cách xử lí của bạn - mọi thứ sẽ rối tung lên và bạn vật lộn trong cơn bão đó, cho đến khi bạn bắt đầu bình tĩnh trở lại để thấu đáo hơn - đây là giai đoạn vô cùng quan trọng.

  • Pha 3: Khi bạn vượt qua được khủng hoảng, bế tắc, cũng là lúc bạn định hình ra một điều gì đó và bắt đầu xây dựng kế hoạch mới cho cuộc sống của mình.
  • Pha 4: Đây là lúc bạn bắt đầu củng cố và thực thi kế hoạch đó, bởi bạn đã tìm được đam mê, niềm vui và giá trị của bản thân. Lúc này bạn đã sẵn sàng thực thi những điều mới mẻ, bất chấp thất bại hay thành công.

Theo nghiên cứu, đây là giai đoạn các bạn trẻ đang chập chững bước ra khỏi vùng an toàn, muốn khám phá, trải nghiệm trước khi tiến đến việc lập gia đình, dành dụm tiền mua nhà hay những thứ khác liên quan.

Thế nhưng, việc vật lộn với công việc nhàm chán không như mình mong đợi, những cảm giác bất an, thất vọng về điều gì đó, nỗi cô đơn luôn thường trực hay áp lực vô hình đã khiến cho các bạn trẻ không muốn cống hiến, thích ăn hơn và hưởng thụ. Dần dần họ rơi vào “cái chết” lâm sàng từ những năm 25 tuổi, trở thành một người vô nghĩa, vô hình, vô giá trị; rồi tận 60 năm sau mới được mang đi chôn cất. Chôn cất cuộc đời vô nghĩa của mình.

Xem thêm:
Áp lực cuộc sống là gì? Những cách vượt qua áp lực trong cuộc sống
16 cách giúp bạn vượt qua khó khăn trong cuộc sống, công việc
Top 15 quan điểm sống tích cực nhất mà bạn không thể bỏ qua

Khủng hoảng tuổi 25 ở đàn ông và phụ nữ có giống nhau?

Bất kể là nam hay nữ, chúng ta cũng đều có thể sẽ phải đối mặt với khủng hoảng tuổi 25. Thế nhưng, đều mà phần lớn nam giới đối mặt với tuổi 25 chính là công việc và tài chính, thì phụ nữ lại còn bị “khủng hoảng” bởi nhiều thứ khác, đó là:

  • Nhan sắc tươi đẹp bắt đầu bước và giai đoạn lão hóa khi những vế chân chim bắt bắt đầu lộ rõ hơn, quầng thâm mắt nhiều hơn, da xấu đi, tóc rụng
  • 47% phụ nữ ở tuổi 25 bắt đầu cảm thấy lo lắng về việc kết hôn, nhất là khi bị chính gia đình thúc giục hay khi nhìn thấy bạn bè xung quanh đều đã "yên bề gia thất”.
Khủng hoảng tuổi 25 2
Khủng hoảng tuổi 25 ở phụ nữ có thể xuất hiện ở rất nhiều mặt cuộc sống - Ảnh: Internet

Những tỷ phú nổi tiếng thế giới đã làm gì ở tuổi 25?

Có thể nói, khủng hoảng tuổi 25 là điều mà bất cứ ai cũng phải trải qua. Ngay cả những người thành công, giàu có trên thế giới họ vẫn có những khó khăn tuổi trẻ cần vượt qua. Dưới đây là 5 người thành công đã vượt qua tuổi đôi mươi đầy khó khăn của mình.

Mark Cuban

Trước khi trở thành một doanh nhân giàu có, nhà đầu tư của ABC Shark Tank , Mark Cuban chỉ là một thanh niên sống cùng 5 người khác trong một căn hộ nhỏ và làm việc tại công ty bán phần mềm máy tính.

Mark Cuban từng bị sa thải vì một lý do ngớ ngẩn. Thế nhưng, chính thất bại đó lại dạy ông một bài học sâu sắc. Ông luôn khuyên những người trẻ tuổi: “Đừng bao giờ ngừng học hỏi. Đừng bao giờ dừng lại. Đừng bao giờ ngừng yêu thương một phút giây trong cuộc đời”.

Elon Musk

Thời trai trẻ Elon Musk từng bỏ học chỉ sau 2 ngày tại đại học Stanford để theo đuổi mục tiêu kinh doanh của mình. Ông từng phải ngủ trên sàn nhà ở văn phòng, tắm ở nhà vệ sinh công cộng và đấu tranh để vượt qua nhiều thử thách. Sau nhiều cố gắng ông xây dựng công ty phần mềm trực tuyến Zip2, cho phép các tờ báo xuất bản nội dung trực tuyến. Sau đó, ông đã bán lại Zip2 với giá 300 triệu USD.

Những trải nghiệm tuổi trẻ đã dạy cho Elon Musk phải làm việc chăm chỉ hơn bất cứ ai và đừng bao giờ sợ rủi ro.

J.K Rowling

Năm 20 tuổi, mẹ Rowling mất, cô chuyển đến Bồ Đào Nha, trở thành giáo viên và kết hôn với một người đàn ông. Thế nhưng gia đình cô lại sớm tan rã. Rowling đã quay trở lại Anh với hai bàn tay trắng và bị trầm cảm nghiêm trọng. Ở tuổi 25, cô sống trong sự nghèo khó và suy sụp, có lúc cô đã muốn tự tử để kết thúc cuộc đời.

Thế nhưng, trong khoảng thời gian làm giáo viên ở một ngôi trường tại Scotland, Rowling đã nảy ra ý tưởng viết về câu chuyện trường học phù thủy và nhân vật Harry Potter. Để rồi về sau nó đã trở thành một hiện tượng văn hóa đại chúng suốt hai thập kỷ.

Oprah Winfrey

Khi Winfrey 23 tuổi, cô bị loại khỏi bản tin buổi tối của kênh truyền hình Baltimore WJZ-TV. Không được làm công việc mình yêu thích, Winfrey vô cùng hụt hẫng, cô không biết mình đang ở đâu trong cuộc đời này. Tuy vậy, thất bạn đã buộc Winfrey phải nỗ lực hết mình.

Đứng dậy sau thất bại, Winfrey giờ đã trở thành người dẫn chương trình nổi tiếng toàn thế giới.

Có thể vượt qua khủng hoảng 25 bằng cách nào?

Cuộc sống vốn luôn có những thay đổi, cách duy nhất bạn bạn phải làm đó là đương đầu, sẵn sàng trước mọi biến động. Tuổi 25, bạn có thể gặp khủng hoảng nhưng bạn cũng có thể bắt tay vào hành động để thoát khỏi khủng hoảng.

Khủng hoảng tuổi 25 3
Có rất nhiều cách bạn có thể học hỏi để vượt qua khung hoảng tuổi 25 và vươn đến thành công - Ảnh: Internet

Dưới đây là những cách có thể giúp bạn vượt qua khủng hoảng tuổi 25 một cách dễ dàng:

Nhìn lại quá khứ

Xem lại những khoảnh khắc quá khứ có ý nghĩa có thể giúp truyền cảm hứng sống cho bạn. Nhìn lại những thất bại, thành công trong quá khứ sẽ giúp bạn tìm ra được hướng đi đúng đắn cho tương lai.

Khi bạn có thể diễn đạt lại những khoảnh khắc định hình cuộc đời bạn trong quá khứ, bạn sẽ biết được mình là ai và cần phải làm gì để đạt được điều mình muốn.

Bắt đầu một dự án truyền cảm hứng

Jenny Blake, đồng tác giả của chương trình Phát triển nghề nghiệp của Google đừng nói: “Nếu cảm thấy thất vọng và không chắc chắn mình nên làm gì với cuộc sống, hãy tạm ngừng cố gắng tìm kiếm điều bạn đam mê. Áp lực phải xác định được mục tiêu có khi sẽ dập tắt và gây ra nhiều phiền phức không cần thiết hơn.”

Đừng tự tạo áp lực cho chính mình, quan trọng là bạn cần có mục đích rõ ràng. Khi đó, bạn mới có được nguồn cảm hứng, những kỹ năng để bạn khám phá và phát triển bản thân.

Tập trung vào các mối quan hệ lành mạnh

Hãy viết ra công thức hạnh phúc “lý tưởng” mà bạn mong muốn. Ví dụ: Hạnh phúc = gặp gỡ bạn bè mỗi tuần 2 lần + tập thể dục mỗi ngày 30 phút + đi ngủ trước 22h + đọc sáng 1 tiếng mỗi ngày.

Đây chính là cách giúp bạn cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Khi bạn xác định được những việc mình cần phải làm, bạn sẽ không còn cảm thấy bị lạc lối.

Tiếp cận với những người làm việc bạn thích

CEO Peter Roper của Google khuyên: “Nếu bạn không ngần ngại, bạn có thể đi sau những người đã đạt được thành công mà bạn muốn”. Tiếp xúc với những người thành công là cách nhanh nhất để học hỏi từ họ.

Bạn có thể tiếp cận bằng cách gửi hồ sơ, email bày tỏ khả năng và nguyện vọng học hỏi, làm việc tại công ty đó. Có thể, nhiều công ty sẽ không phản hồi, nhưng chắc chắn bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn khi chỉ “đứng yên”.

Xem thêm:
Giá trị bản thân là gì? Những danh ngôn, câu nói hay nhất về giá trị bản thân
Thất bại là gì? Những cách giúp vượt qua cảm giác thất bại
8 cách giúp bạn vực dậy tinh thần, xóa tan sự tuyệt vọng và 30 stt tuyệt vọng hay nhất

Những câu nói, status hay viết cho tuổi 25

Có một câu nói rất hay thế này, “Có những người chết ở tuổi 25 nhưng đến 75 tuổi mới được mang đi chôn cất", để thấy rằng 25 tuổi là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời của mỗi người, một bước tiến đầy hứa hẹn và thách thức. Nếu bạn đang bị khủng hoảng tuổi 25, hãy đọc những câu nói, stt dưới đây để rèn cho mình lòng dũng cảm, sự kiên nhẫn để sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách.

1. Tuổi 25, việc học đại học (có lẽ) đã xong. Con đường sự nghiệp (hy vọng là) mới bắt đầu. Các mối quan hệ xã hội còn chưa chắc chắn, dường như cái gì cũng đang thay đổi.

2. Tuổi 25, bạn (có thể) không còn ở gần những người hiểu bạn nhất, nhưng lại chưa thực sự thân thiết với những người đang hiện diện quanh bạn.

3. 25 tuổi – Nói “không” với những người toàn đem những điều tăm tối vào cuộc sống của bạn. Nói “không” với những việc ngăn bạn theo đuổi một cuộc sống can đảm, mạnh mẽ mà bạn mong muốn.

4. 25 tuổi, mất bớt bạn bè là điều tự nhiên ở giai đoạn này.

5. 25 tuổi, mất liên lạc với một vài người bạn ở quê hoặc bạn đại học. Hoặc thậm chí là với người mà bạn từng yêu thương nhưng giờ đã ổn định cuộc sống gia đình trước bạn. Đó là kết quả tự nhiên của quá trình lớn lên.

6. 25 tuổi, không ai thực sự biết được điều gì sẽ đến. Không ai thực sự có một kế hoạch hoàn hảo. Không ai chắc chắn 100% là làm cách nào để đến được nơi mình muốn. Không ai hiểu hết tất cả mọi chuyện.

7. 25 tuổi, ai cũng mất phương hướng vào một lúc nào đó. Chắc chắn đấy! Mỗi người bạn gặp, nói chuyện cùng hoặc nghĩ đến trong ngày chắc chắn đều có một giai đoạn. Hoặc thời điểm nào đó mà họ hoàn toàn không biết mình đang làm gì, phải làm sao.

8. Tuổi 25, có những khoảnh khắc hiếm hoi và đẹp đẽ của lứa tuổi này. Là lúc bạn cảm thấy như mình đã hiểu hết mọi điều và biết rõ mình cần làm gì. Nhưng những khoảnh khắc đó chẳng bao giờ kéo dài.

Khủng hoảng tuổi 25 4

9. Tuổi 25, nếu bạn quan sát và lắng nghe, bạn sẽ thấy có những người kiếm được số tiền đáng nể. Nhưng họ sẽ nói với bạn rằng họ rất mệt mỏi và thậm chí là trầm cảm.

10. Tình yêu ở tuổi 25 là luôn luôn đúng người, đúng luôn cả thời điểm. Và một khi đã đúng người, sẽ luôn là yêu sao cho đúng cách.

11. Khi 25 tuổi, sự chia ly không còn đáng sợ như trước nữa. Chúng ta biết giá trị của bản thân. Cũ kỹ với người này nhưng lại mới mẻ với người khác.

12. Thực tế, 25 là thời điểm tốt nhất để bạn chấp nhận những thăng trầm cuộc sống. Mỗi khoảng thời gian chiến đấu lại khiến bạn bền bỉ, giỏi giang hơn. Nên đừng vội từ bỏ ở tuổi 25!

13. Khác với tình yêu tuổi 17 là những lần vuột mất nhau vì những dại khờ, nông nổi, hay những sóng gió lăn tăn của cuộc đời. Tình yêu của tuổi 25 là giữ lấy, là trân trọng và là bất chấp để gắn bó cùng nhau.

14. 25 tuổi… Nhiều áp lực, từ công việc đến gia đình, rồi chuyện tình yêu bất ổn. Có lúc stress đến nỗi muốn bỏ tất cả để thoát đi nhưng không thể.

15. Những chàng trai tuổi 25 nhận ra dù mình có cầm tấm bằng xuất sắc, thì đó cũng không phải là lá bài miễn tử “tránh bị sếp mắng”. Mọi sĩ diện trẻ con cuối cùng đều bị cơm áo gạo tiền đè cho bẹp dúm dó.

16. Tuổi 25, bắt đầu đến tuổi chịu trách nhiệm, gánh vác nhiều việc gia đình.

17. Những chàng trai tuổi 25 nhận ra dù mình có cầm tấm bằng xuất sắc, thì đó cũng không phải là lá bài miễn tử “tránh bị sếp mắng”. Mọi sĩ diện trẻ con cuối cùng đều bị cơm áo gạo tiền đè cho bẹp dúm dó.

18. Mấy ai biết rằng, chênh vênh tuổi 25 cũng thật lắm nỗi lo.

19. Những cô gái tuổi 25 chưa thật sự lớn nhưng cũng chẳng còn bé bỏng, dại khờ.

20. Những chàng trai tuổi 25 nhận ra dù mình có cầm tấm bằng xuất sắc, thì đó cũng không phải là lá bài miễn tử “tránh bị sếp mắng”. Mọi sĩ diện trẻ con cuối cùng đều bị cơm áo gạo tiền đè cho bẹp dúm.

Khủng hoảng tuổi 25 chỉ là một giai đoạn đánh dấu bước tiến mới trên hành trình của mỗi người. Chỉ cần bạn xác định được điều bạn thực sự muốn, thu gọn lại những điều không cần thiết, làm chủ chính mình rồi bạn sẽ nhận ra “tuổi 25” cũng không có gì đáng sợ!

Cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất, hấp dẫn nhất tại VOH Thường thức

Bình luận