Bạn đã bao giờ cảm thấy rằng mình không thể tin tưởng ai đó, ngay cả khi họ không làm gì khiến bạn nghi ngờ họ chưa? Các vấn đề về niềm tin có thể gây ra sự nghi ngờ, lo lắng và ảnh hưởng lớn đến tình yêu, các mối quan hệ cá nhân và công việc. Học cách tin tưởng một lần nữa có thể khó khăn nhưng là điều cần thiết để duy trì sự hạnh phúc của bạn.
Cùng VOH tìm hiểu rõ hơn về trust issue là gì, nguyên nhân cũng như cách khắc phục trust issue trong bài viết này nhé.
Trust issue là gì?
Trust issue (tạm dịch là vấn đề về niềm tin), là một thuật ngữ dùng để diễn tả một người khó có thể tin tưởng vào một cá nhân, mối quan hệ hay tổ chức nào khác.
Theo các nhà khoa học, trust issue được định hình bởi 3 yếu tố chính là sự phản bội, bỏ rơi và thao túng. Nếu từng trải qua một, hai hoặc cả ba điều này, họ có thể sẽ gặp khó khăn trong việc tin tưởng người khác và luôn cảnh giác trong mọi mối quan hệ.
Xem thêm:
Overthinking là gì? Bạn có phải là một người overthinking?
Thao túng tâm lý là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách đối phó
Áp lực đồng trang lứa: “Gánh nặng” tâm lý không của riêng ai
Tại sao trust issue lại có hại?
Sự tin tưởng là điều quan trọng trong bất kỳ mối quan hệ nào. Không có sự tin tưởng - đặc biệt là giữa hai người đang yêu nhau - thật khó để có được một mối quan hệ lành mạnh và bền vững. Những người từng trải qua sự phản bội trong tình yêu có thể nảy sinh các vấn đề về niềm tin và khó có thể cảm thấy hạnh phúc trong tình yêu.
Sự tin tưởng rất quan trọng vì nó giúp bạn có cơ hội hạnh phúc, được là chính mình và không phụ thuộc vào người khác. Đồng thời, sự tin tưởng mang lại cho bạn cảm giác an toàn để có thể tìm đến người khác chia sẻ, hỗ trợ và yêu thương.
Như vậy, trust issue có thể ảnh hưởng tiêu cực đến những điều sau:
- Mối quan hệ trong công việc và năng suất làm việc
- Mối quan hệ yêu đương
- Tình bạn
- Tình cảm gia đình
- Sức khỏe tinh thần của chính bạn
Trust issue sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn, bao gồm cả sức khỏe tinh thần, cảm xúc cũng như các mối quan hệ xung quanh. Khi bị trust issue, bạn sẽ cảm thấy cô đơn, căng thẳng, dẫn đến sự kiểm soát và quá cầu toàn trong mối quan hệ.
Dấu hiệu của trust issue là gì?
Sau đây là một số dấu hiệu của một người đang có vấn đề trong việc tin tưởng người khác. Các dấu hiệu bao gồm:
- Luôn nghi ngờ người khác: Người bị trust issue sẽ luôn trong trạng thái người khác đang phản bội mình dù người đó không hề làm gì có lỗi.
- Tự chấm dứt mối quan hệ: Vì lo sợ sẽ bị bỏ rơi, phản bội trong tương lai nên họ là người kết thúc mối quan hệ trước.
- Không thể tha thứ cho người khác: Người bị trust issue thường rất dễ nổi giận với những nỗi lầm nhỏ nhặt và khó để tha thứ cho lỗi lầm của ai đó.
- Ngại giao tiếp với mọi người: Khi gặp vấn đề về niềm tin, họ gặp khó khăn trong việc giao tiếp và chia sẻ với người khác vì không thể tin tưởng một ai.
- Cảm thấy cô đơn, chán nản: Vì không tiếp xúc với ai nên người bị trust issue dễ rơi vào trạng thái cô lập bản thân khỏi xã hội.
- Muốn kiểm soát mọi thứ: Vì không tin tưởng vào bất cứ điều gì nên người có triệu chứng trust issue sẽ kiểm soát bản thân và người mà họ quý mến một cách thái quá.
Dấu hiệu của trust issue trong tình yêu
Trong tình yêu, người bị trust issue thường có những biểu hiện như sau:
Luôn ám ảnh đối phương sẽ phản bội mình
Người bị trust issue có thể buộc tội đối phương đã phản bội họ, kể cả khi không có lý do chính đáng. Thậm chí khi cả hai đang “sóng yên biển lặng”, họ vẫn có nỗi sợ sớm muộn rồi sẽ bị người kia phản bội mình, không công nhận sự thành thật của người ấy.
Kiểm soát đối phương quá đà
Người bị trust issue luôn muốn đối phương ở trong tầm kiểm soát của họ. Họ sẵn sàng nổi giận nếu tin nhắn chưa được trả lời ngay hoặc quên chia sẻ cho họ rằng đang đi đâu, làm gì. Họ cũng muốn biết mật khẩu điện thoại, mạng xã hội… của đối phương để kiểm soát mọi thông tin.
Thu hẹp vòng tròn quan hệ của đối phương
Một cách thể hiện khác chính là thu hẹp tối đa vòng tròn quan hệ của đối phương, chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình và công việc. Họ luôn muốn hạn chế hoặc ngăn cản người yêu tham gia các hoạt động mà họ không thể tham dự vì lo sợ đối phương tiếp xúc người mới và dẫn đến ngoại tình.
Che giấu, ít chia sẻ với người yêu
Dù là với người yêu, người bị trust issue cũng khó có thể chia sẻ và cho đối phương bước chân vào thế giới của họ. Khi bắt đầu một mối quan hệ, họ có xu hướng lo lắng và không hoàn toàn cảm thấy hạnh phúc. Do đó, họ bắt đầu giữ bí mật nhiều hơn, khiến ảnh hưởng đến mối quan hệ và bỏ lỡ nhiều cơ hội để phát triển tình cảm.
Thường xuyên nổi giận và tranh cãi
Khi gặp vấn đề trong mối quan hệ, những người có vấn đề về lòng tin thường cảm thấy không an toàn và có xu hướng phản ứng thái quá, chẳng hạn như thường bùng nổ những cơn tức giận. Với họ, việc lòng tin bị xâm phạm là một điều không thể chấp và rất khó tha thứ.
Luôn cần cảm giác được bảo vệ
Người bị trust issue luôn sống trong trạng thái cảnh giác với mọi thứ, kể cả người yêu. Vì luôn cần được bảo vệ và có được sự chú ý, khiến đối phương dần cảm thấy mệt mỏi và bất lực do không thể làm họ hài lòng tuyệt đối.
Luôn né tránh sự cam kết
Dù là với người yêu hay bạn bè thân thiết, họ vẫn luôn sợ và né tránh sự cam kết, thỏa thuận về bất cứ vấn đề gì.
Xem thêm:
Crush là gì? Uncrush là gì? Nhận biết crush trong tình yêu
Ghost là gì? Ý nghĩa của từ ghosting trong tình yêu
Si tình là gì? 5 biểu hiện cho thấy bạn đang là một 'kẻ si tình'
Nguyên nhân gây ra trust issue là gì?
Theo kết quả nghiên cứu, nguyên nhân gây ra hội chứng trust issue thường liên quan tới việc từng bị phản bội trong quá khứ. Có thể kế đến một vài lý do như:
- Sự phản bội: Việc không chung thủy gây tổn thương vô cùng lớn và có thể dẫn đến các vấn đề về niềm tin trong các mối quan hệ trong tương lai.
- Xung đột giữa cha mẹ: Nếu như phải chứng kiến những vấn đề về niềm tin trong gia đình mình, những tổn thương tâm lý thời thơ ấu có thể khiến họ lo sợ gặp phải những chuyện tương tự trong tương lai khi trưởng thành.
- Trải nghiệm cuộc sống tiêu cực: Những người từng trải qua tổn thương trong gia đình hoặc cuộc sống có khả năng cao gặp trust issue. Những vấn đề về niềm tin có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, bao gồm khó tin tưởng bạn bè hoặc người yêu do sợ bị phản bội.
Có một hoặc nhiều biểu hiện trên không hẳn sẽ khiến bạn bị trust issue, nhưng nó cho thấy rằng bạn cần phải giải quyết những vấn đề này nếu chúng đang khiến bạn mệt mỏi hoặc khiến bạn chần chừ trong việc xây dựng các mối quan hệ khác.
Cách khắc phục trust issue
Mặc dù đây có thể là một việc khó khăn về mặt cảm xúc nhưng bạn hoàn toàn có thể khắc phục. Dưới đây là một số cách xây dựng lòng tin mà bạn có thể áp dụng.
Nhận thức được trust issue của bản thân
Bạn không cần phải bày tỏ quá rõ ràng về những gì đã xảy ra với mình trong quá khứ nhưng việc cởi mở về lý do khiến bạn gặp phải trust issue có thể giúp người khác hiểu bạn hơn. Bằng cách giao tiếp, chia sẻ với người yêu, bạn bè, người thân, họ có thể nhận thức được bạn cần gì và họ nên làm gì nếu muốn cùng bạn giữ gìn mối quan hệ.
Xây dựng niềm tin một cách chậm rãi
Điều quan trọng là phải tin tưởng mọi người đủ để cho họ bước vào cuộc sống của bạn. Trong một số trường hợp, hãy tha thứ cho những lỗi lầm của họ. Việc xây dựng lòng tin trong mối quan hệ cần một chút thời gian. Nếu bạn thấy mình đang cố gắng tin tưởng quá nhanh, có lẽ bạn nên chậm lại và xây dựng lòng tin một cách chậm rãi, mỗi ngày.
Phân biệt giữa tin tưởng và kiểm soát
Những người bị trust issue thường cảm thấy cần phải kiểm soát người khác. Điều này đôi khi sẽ biểu hiện thông qua hành vi không tin tưởng, nghi ngờ vô căn cứ. Bạn có thể cảm thấy như mình đang bị phản bội hoặc bị lợi dụng nếu không có toàn quyền kiểm soát trong mọi tình huống.
Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ làm tổn hại đến mối quan hệ của bạn về lâu dài. Biết mức độ kiểm soát và có sự nhượng bộ, tôn trọng người khác trong những tình huống nhất định là chìa khóa để xây dựng lòng tin với nhau.
Xem thêm:
Tư duy là gì? Cách rèn luyện tư duy hiệu quả giúp bạn giải quyết vấn đề
Nhạy cảm là gì? Ý nghĩa của sự nhạy cảm trong cuộc sống
Tri thức là gì? Bạn có đang hiểu đúng về vai trò của tri thức?
Cởi mở với người khác
Để xây dựng niềm tin với người khác, trước tiên bạn phải sẵn sàng tin tưởng họ. Điều này có nghĩa là cởi mở về cảm xúc, ý kiến, suy nghĩ và những giới hạn trong cuộc sống của bạn.
Khi cởi mở với đối phương, bạn có thể thông cảm khi người khác mắc lỗi. Học cách mở lòng và vị tha sẽ giúp thiết lập các mối quan hệ lành mạnh dựa trên sự tin tưởng.
Học cách tin tưởng bản thân
Một trong những cách tốt nhất để rèn luyện niềm tin là tin tưởng vào chính mình. Điều này không có nghĩa là bạn không bao giờ nên đặt câu hỏi về bản thân hoặc lựa chọn của mình.
Thực hành chánh niệm là một cách hữu ích. Khi bạn thực hành chánh niệm, bạn có thể nhận thức rõ hơn về cảm giác của mình ở thời điểm hiện tại mà không cần lo lắng về quá khứ và tương lai.
Có rất nhiều cách bạn có thể làm để khắc phục trust issue. Bắt đầu chậm rãi, truyền đạt những mong muốn của bạn và học cách tin tưởng vào bản thân. Vấn đề về lòng tin có thể khó khăn, nhưng việc xây dựng lòng tin là một phần thiết yếu của bất kỳ mối quan hệ nào, dù trong tình yêu hay các mối quan hệ khác trong xã hội. Hãy đặt niềm tin lên hàng ưu tiên trong cuộc sống của bạn, ngay cả khi điều đó khó thực hiện.
Trên đây là những thông tin về trust issue là gì, nguyên nhân và cách khắc phục trust issue mà VOH cung cấp đến bạn. Hy vọng bài viết đã có thể giúp bạn hiểu thêm về các vấn đề về lòng tin và tìm được cách khắc phục. Đừng quên ghé thăm chuyên mục VOH - Sống đẹp để cập nhật những thông tin, kiến thức hữu ích giúp bạn sống vui, khỏe và hạnh phúc hơn.