Kỷ luật là gì? Cách rèn luyện lối sống kỷ luật

VOH - Kỷ luật có sức mạnh lan truyền nghị lực cho người khác, giúp con người không trở thành nô lệ của cảm xúc và dục vọng. Vậy kỷ luật là gì?

Stephen R. Covey đã từng nói: “Kỷ luật là tự do”. Thật đúng như vậy, trong cuộc sống, con người cần đặt mình vào khuôn khổ nhất định để bản thân cẩn thận và sống có trách nhiệm hơn. Có thể nói, kỷ luật là một lối sống mang nhiều ý nghĩa tích cực, làm nên giá trị con người. Vậy kỷ luật là gì và làm thế nào để rèn được tính kỷ luật?

1. Kỷ luật là gì?

1.1 Khái niệm kỷ luật, vô kỷ luật

Kỷ luật là một khái niệm có nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào ngữ cảnh mà nó được sử dụng. Trong thực tiễn, chúng ta đã nghe khá nhiều về các cụm từ như kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; kỷ luật học sinh, sinh viên; kỷ luật lao động hay kỷ luật bản thân,...

Theo nghĩa danh từ, kỷ luật là những quy tắc được xây dựng trên cơ sở quy định pháp luật, đạo đức xã hội. Nó thường xuất hiện trong các cơ quan nhà nước, tổ chức hay cộng đồng với khuôn khổ ứng xử chung để mọi người làm theo. Nhờ vào tính kỷ luật, con người sẽ có tinh thần tự giác và sống trách nhiệm hơn, dễ dàng đạt được mục tiêu đề ra.

Kỷ luật là sự rèn luyện đặc biệt về tính cách và tinh thần. Nó có thể do mỗi cá nhân tự đặt ra cho chính bản thân mình với những nguyên tắc nhất định để rèn luyện, sinh hoạt và học tập.

Đồng thời, kỷ luật còn có thể hiểu là biện pháp xử phạt khi một cá nhân vi phạm những quy tắc ứng xử chung làm ảnh hưởng đến hoạt động cũng như hiệu quả của tập thể hay cơ quan, tổ chức. Người vi phạm kỷ luật sẽ bị xử lý theo mức phạt được quy định. 

ky-luat-la-gi-voh-0
Kỷ luật  giúp mỗi người sống có nề nếp, trách nhiệm

Vô kỷ luật và kỷ luật là hai khái niệm trái ngược nhau. Vậy vô kỷ luật là gì? Vô kỷ luật là những hành động không tuân thủ nguyên tắc, quy định do cơ quan, tổ chức hay cá nhân đặt ra. Đây là trạng thái tâm lý mà phần lớn con người hiện đại mắc phải. Những chuẩn mực cuộc sống và hành xử của mỗi cá nhân không được đề cao vì chúng ta sống thiếu nguyên tắc. 

1.2 Kỷ luật tiếng Anh, vô kỷ luật tiếng Anh là gì?

Khi dịch kỷ luật sang tiếng Anh, ta có từ “discipline”. Chẳng hạn như câu: “Discipline is the bridge between goals and accomplishment.” (Kỷ luật là cây cầu kết nối giữa mục tiêu và thành quả).

ky-luat-la-gi-voh-1
Trong tiếng Anh, kỷ luật là "discipline"

Vô kỷ luật trong tiếng Anh là "indiscipline", “unethical” hoặc “undisciplined”. Ví dụ có câu: “You were an unruly child, undisciplined, completely out of control” (Con là đứa trẻ ngang bướng, vô kỷ luật, không thể kiểm soát được).

Xem thêm:
Vai trò của đạo đức trong xã hội hiện đại là gì?
Ý nghĩa của nhân phẩm đối với đạo đức cá nhân của mỗi người
Danh dự là gì? Nhân phẩm và danh dự có mối quan hệ gì?

2. Tính kỷ luật là gì?

Tính kỷ luật (self-discipline) là tính cách của mỗi cá nhân sau khi họ đã trải qua quá trình rèn luyện và phấn đấu. Đó là khả năng tuân thủ theo những nguyên tắc, khuôn khổ mà cơ quan, tổ chức đặt ra. 

Tính kỷ luật phản ánh sự tự giác, tự kiểm soát và tôn trọng quyền lợi của tập thể, tổ chức. Điều này giúp xây dựng môi trường (nơi mọi người có thể làm việc cùng nhau, đạt được mục tiêu chung) ổn định, đáng tin cậy. Đây là phẩm chất quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của cá nhân và sự phát triển bền vững của tổ chức.

3. Các đặc điểm nổi bật của kỷ luật

Sức mạnh của tính kỷ luật giúp con người xác định rõ mục tiêu. Từ đó, họ rèn luyện được sự kiên trì, ý chí không bỏ cuộc, vượt qua khó khăn để vươn tới thành công. Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản của kỷ luật:

  • Kỷ luật hình thành dựa trên các chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục.
  • Kỷ luật mang tính bắt buộc trong các văn bản pháp luật hay của các cơ quan, tổ chức nhà nước.
  • Các cơ quan, tổ chức hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau sẽ có quy định riêng về kỷ luật.
  • Kỷ luật chỉ được tạo nên từ ý thức và rèn luyện của bản thân.
ky-luat-la-gi-voh-2
Kỷ luật mang tính bắt buộc và được hình thành dựa trên những chuẩn mực đạo đức xã hội

4. Những biểu hiện của người có tính kỷ luật

Kỷ luật là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu. Do đó, người sống có kỷ luật là người biết kiểm soát từng hành vi, lời nói của bản thân. Họ luôn được coi trọng và nhận sự tin tưởng, tôn trọng từ những người xung quanh. 

Biểu hiện của người có tính kỷ luật trong cuộc sống được thể hiện qua những vấn đề sau:

  • Làm chủ bản thân: Những người này có khả năng làm chủ hành vi, nhận thức và không chịu sự chi phối từ bên ngoài. Họ tự chủ tuân thủ mọi nguyên tắc mà không cần ai nhắc nhở.
  • Lập ra mục tiêu, kế hoạch: Người có tính kỷ luật luôn đặt mục tiêu, kế hoạch và cố gắng hoàn thành chúng.
  • Tổ chức và quản lý thời gian: Người có tính kỷ luật có thể tổ chức công việc và quản lý thời gian một cách hiệu quả. Họ biết cách sắp xếp, xác định mức độ ưu tiên để hoàn thành công việc nhanh chóng.
  • Kiên trì và nhẫn nại: Người có tính kỷ luật luôn yêu cầu sự kiên trì. Họ không dễ dàng bỏ cuộc trước khó khăn hay thất bại. Thay vào đó, họ sẵn sàng đối mặt với thử thách, quyết tâm sống theo kỷ luật, không lựa chọn con đường tắt, sai trái.
  • Gánh vác trách nhiệm: Những người này hiểu rõ và luôn chịu trách nhiệm với hành động của mình, không lảng tránh.
  • Tập trung cao độ: Kỷ luật giúp con người tập trung vào công việc và mục tiêu trước mắt mà không bị xao nhãng bởi yếu tố khác. Từ đó, họ nắm bắt cơ hội để phát triển bản thân và đi đến thành công.

Xem thêm:
Kiềm chế cảm xúc - Những kỹ năng cần học để làm chủ bản thân
Tự lập là gì? Ý nghĩa của kỹ năng sống tự lập trong đời sống hiện đại
Học cách phát triển bản thân để đến gần hơn với đỉnh cao thành công cuộc sống

5. Vai trò của kỷ luật đối với sự phát triển xã hội 

Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng nghe được các nhân vật nổi tiếng chia sẻ về sự thành công của doanh nghiệp nhờ vào kỷ luật. Nó là công cụ giúp họ chinh phục được thế giới. Vậy lợi ích của kỷ luật là gì?

Không phải tự nhiên mà nhiều cơ quan, tổ chức lại đặt ra những quy định kỷ luật để các cá nhân đi vào khuôn khổ, chuẩn mực. Bởi kỷ luật được coi là yếu tố quan trọng giúp định hình và đánh giá con người, quyết định sự thành bại của tổ chức, cơ quan.

ky-luat-la-gi-voh-3
Tính kỷ luật là thước đo giúp đánh giá con người, là chìa khóa giúp mỗi cá nhân chinh phục được thế giới

Một cá nhân sống có kỷ luật sẽ tạo nên tập thể tuân theo kỷ luật. Từ đó, xây dựng được cộng đồng văn minh, ai cũng đều làm việc theo khuôn mẫu, đúng chừng mực. Không những thế, đời sống con người được nâng cao, xóa bỏ được các tệ nạn, tránh hành vi làm ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội.

Ngoài ra, kỷ luật còn làm cho bộ máy nhà nước thêm vững mạnh, thúc đẩy sự phát triển cá nhân. Việc tuân thủ quy tắc giúp con người hình thành những thói quen tích cực, vượt qua giới hạn bản thân để tạo ra thành công.

Một khi áp dụng kỷ luật cho tất cả mọi người, chúng ta sẽ tạo ra cuộc sống công bằng. Vì con người chỉ căn cứ vào những quy định để thưởng phạt, không phân biệt đối xử hay thiên vị bất kỳ ai. Mặt khác, mỗi cá nhân còn được đảm bảo quyền lợi của chính mình. 

Xem thêm:
Làm thế nào để có lối sống đẹp như những bông hoa tô điểm cho cuộc đời
Ý nghĩa của cách sống cống hiến là gì mà lại được xã hội trân trọng đến thế?

6. Ví dụ về kỷ luật với hoạt động của tổ chức hoặc cá nhân

Nếu kỷ luật không tồn tại thì liệu con người có gặp phải những khó khăn? Những ví dụ về kỷ luật sẽ cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của nó trong cuộc sống. 

  • Với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

Kỷ luật mang tính bắt buộc, trở thành nghĩa vụ mà mỗi thành viên phải thực hiện nghiêm túc và hiệu quả. Đối với nhân viên, cá nhân khi làm việc cần làm theo các nguyên tắc, nội quy (thời gian làm việc, quy trình điều hành quản lý,...) tại doanh nghiệp. Khi không tuân thủ kỷ luật, họ phải chịu hình thức kỷ luật tương ứng.

Ví dụ, công ty, doanh nghiệp thường có các quy định về thời gian làm việc, bảo mật thông tin,... Đối với người có tính kỷ luật, họ sẽ tuân thủ và làm theo mọi quy định, tránh những hành động vượt khuôn khổ khiến bản thân vi phạm kỷ luật.

  • Với cá nhân

Kỷ luật bản thân là một đức tính tốt. Đây là thói quen, cách thức lành mạnh cho công việc, cuộc sống. Nó tạo động lực để cá nhân theo đuổi ước mơ, hoài bão và hướng đến những giá trị tốt đẹp hơn ở tương lai. 

Kỷ luật bản thân không thực hiện bằng văn bản mà nó ở trong tư duy, ý thức của con người. Chẳng hạn, làm việc đúng kế hoạch, quản lý tốt thời gian, giữ thái độ tích cực, lạc quan,...

Người có tính kỷ luật luôn đặt ra những quy định, nguyên tắc về thời gian, sức khỏe, tài chính,... và chấp hành một cách nghiêm túc. Họ sẽ cố gắng tuân thủ mọi thứ, hoàn thành mục tiêu trong bất cứ hoàn cảnh nào.

ky-luat-la-gi-voh-4
Làm việc có kế hoạch, mục tiêu là cách rèn luyện kỷ luật bản thân hiệu quả

Xem thêm:
Tầm quan trọng của rèn luyện tư duy sáng tạo bạn đã biết chưa?
12 thói quen đơn giản này sẽ giúp bạn tốt hơn mỗi ngày, hãy thử xem nhé!

7. Cách rèn luyện tính kỷ luật hiệu quả để thay đổi cuộc sống 

Bạn đã bao giờ tự hỏi: “Làm sao để kỷ luật bản thân hiệu quả” chưa? Dưới đây sẽ là một số tip mách bạn sống có kỷ luật, giải quyết vấn đề và loại bỏ những đau khổ, đi tìm hạnh phúc thuộc về mình.

7.1 Tự nhận thức, hiểu bản thân

Tự nhận thức là đặc tính quan trọng đầu tiên để rèn luyện kỷ luật bản thân. Nó thể hiện qua hành xử của cá nhân trong mọi tình huống. Để trở thành người có kỷ luật, bạn cần hiểu rõ, xác định hành vi, mục tiêu và giá trị của mình. Quá trình này yêu cầu sự tự giác tìm hiểu, phân tích của bạn để nắm được hiệu quả và khả năng mà bản thân có thể hoàn thành kế hoạch trong tương lai.

ky-luat-la-gi-voh-5
Kỷ luật tốt là tự nhận thức, hiểu rõ về mục tiêu và giá trị của bản thân

Bạn nên bắt đầu rèn luyện tính kỷ luật. Nếu bạn không hình thành thói quen này từ sớm, bạn sẽ cảm thấy mình sống vô kỷ luật và vô nghĩa. Bên cạnh đó, bạn cần tìm được điểm mấu chốt để nhận thức hành vi và tạo cơ hội nhằm đưa ra quyết định, hành động đúng đắn theo giá trị của mình.

7.2 Can đảm theo đuổi mục tiêu

Kỷ luật là một việc vô cùng khó khăn. Nó đòi hỏi mọi người phải có cảm xúc và đam mê. Để sống có kỷ luật, bạn cần can đảm đối mặt với chông gai, thử thách. Tự tin, dũng cảm sẽ giúp bạn xây dựng và thực hiện tính kỷ luật một cách dễ dàng hơn. Từ đó, bạn sẽ theo đuổi, chinh phục được ước mơ, mục tiêu.

ky-luat-la-gi-voh-6
Sức mạnh của kỷ luật là giúp con người đạt được những tiêu chuẩn chất lượng, đạo đức tốt đẹp

7.3 Quyết tâm áp dụng kỷ luật

Thái độ quyết tâm thực thi kỷ luật của mỗi cá nhân sẽ làm nên tất cả. Cam kết hành động theo quy định, khuôn khổ là điều cần thiết sau khi xác định mục tiêu và giá trị cho bản thân. Nếu không tuân thủ kỷ luật, bạn sẽ hối tiếc và gặp khó khăn trước những hành động không đúng mục đích.

7.4 Tự động viên, khích lệ bản thân

Trước những tình huống mông lung và lạc lối, những người kỷ luật cao biết tự điều hướng bản thân bằng cách nói chuyện và khích lệ chính mình, nhắc nhở về mục tiêu. Đây là phương pháp hiệu quả giúp củng cố quyết tâm, tạo lòng can đảm và duy trì nhận thức về hành động của mình.

ky-luat-la-gi-voh-7
Khi sống có kỷ luật, con người tự nhiên sẽ sống lạc quan, tích cực hơn rất nhiều

8. Quy định về kỷ luật lao động

Quy định về kỷ luật lao động có thể khác nhau tùy theo quốc gia và hệ thống pháp luật của từng nước. Sau đây là một số quy định chung về kỷ luật lao động của nước ta.

8.1 Các hình thức kỷ luật lao động

Theo quy định tại Điều 124 của Bộ Luật lao động 2019, người lao động có thể bị xử lý kỷ luật lao động dưới các hình thức sau:

  • Khiển trách
  • Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng
  • Cách chức
  • Sa thải

8.2 Nguyên tắc khi xử lý kỷ luật lao động

ky-luat-la-gi-voh-8
Các cơ quan, tổ chức hay cá nhân đều được bảo vệ quyền lợi nhờ vào những quy định rõ ràng về kỷ luật lao động

Khi xử lý kỷ luật lao động, có một số nguyên tắc quan trọng mà doanh nghiệp nên tuân thủ để đảm bảo công bằng và hiệu quả:

Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động. Trường hợp không chứng minh được thì sẽ không có căn cứ để xử lý kỷ luật đối với người lao động.

Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động thuộc các đối tượng sau:

  • Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động.
  • Đang bị tạm giữ, tạm giam.
  • Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luật đối với hành vi vi phạm.
  • Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

9. Câu nói hay về kỷ luật bản thân giúp bạn thay đổi cuộc đời

Kỷ luật bản thân là nền tảng vững chắc để xây dựng sự thành công và đạt được mục tiêu trong cuộc sống. Hy vọng những câu nói hay về sự kỷ luật, tính kỷ luật sẽ truyền động lực giúp bạn thay đổi cuộc đời.

  1. Kỷ luật là nền tảng của thành công. Thiếu kỷ luật chắc chắn sẽ dẫn đến sự thất bại. - Jim Rohn
  2. Người vô kỷ luật sẽ chỉ là nô lệ cho cảm xúc, sự thèm muốn và say mê. - Stephen R. Covey
  3. Khi bạn nghiêm khắc với bản thân, cuộc sống tự nhiên sẽ dễ dàng. Khi bạn dễ dàng với bản thân, cuộc sống tự nhiên sẽ khó khăn. - Zig Ziglar
  4. Cái giá của sự vượt trội là kỷ luật. Cái giá của sự tầm thường là thất vọng. - William Arthur Ward
  5. Chính nghị lực kéo ta dậy khỏi giường, sự tận tụy thôi thúc ta hành động và kỷ luật khiến ta bền bỉ đi hết con đường. - Zig Ziglar
  6. Ta không cần phải thông minh hơn những người khác. Ta phải có kỷ luật hơn những người khác. - Warren Buffett
  7. Tình yêu không phải là một thứ tự nhiên. Đúng hơn, nó đòi hỏi kỷ luật, sự tập trung, lòng kiên nhẫn, niềm tin và việc vượt qua được sự ái kỷ. Nó không phải là một cảm xúc. Nó là hành động thực hành. - Erich Fromm
ky-luat-la-gi-voh-9
  1. Sự bình tĩnh trong tâm trí là một trong những viên châu báu xinh đẹp của trí tuệ. Nó là kết quả của nỗ lực giữ kỷ luật cho bản thân một cách kiên nhẫn và dài lâu. - James Allen
  2. Để kháng cự lại sự cám dỗ của lý lẽ ngụy biện, bạn phải có kỷ luật. - Brian Tracy
  3. Kỷ luật mang trong mình tiềm năng để tạo ra những điều kỳ diệu ở tương lai. - Jim Rohn
  4. Để biến những ý tưởng thú vị trở thành hiện thực và những công nghệ còn non yếu thành một công ty có thể tiếp tục đổi mới trong nhiều năm trời, ta cần nhiều kỷ luật. - Steve Jobs
  5. Tự chủ là sức mạnh. Suy nghĩ đúng là ưu thế. Sự bình tĩnh là quyền lực. - James Allen
  6. Kỷ luật tự giác bắt đầu bằng việc làm chủ những suy nghĩ của mình. Nếu bạn không kiểm soát điều mình nghĩ, bạn sẽ không thể kiểm soát điều mình làm. - Napoleon Hill
  7. Các bậc phụ huynh rèn con em mình tính kỷ luật vì hai lý do khác nhau và hoàn toàn đối lập nhau: khiến đứa trẻ nghe lời cha mẹ và khiến đứa trẻ độc lập với cha mẹ. Chỉ người có kỷ luật mới có thể phục tùng; và chỉ người có kỷ luật mới có thể tự lập. - Thomas Szasz
  8. Luật lệ được tạo ra cho những người không sẵn lòng xây dựng quy tắc cho bản thân mình. - Chuck Yeager
  9. Kỷ luật tự giác là khả năng làm những việc ta cần làm vào những lúc cần làm, cho dù ta có thích hay không. - Elbert Hubbard

10. Tổng hợp ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về tính kỷ luật hay và ý nghĩa

Trong xã hội hiện đại, kỷ luật là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của con người. Nó được cảm nhận thông qua cách hành xử, trách nhiệm với bản thân. Tuy nhiên, từ ngàn xưa, cha ông ta cũng đề cao vai trò của kỷ luật thông qua các câu ca dao tục ngữ về tính kỷ luật. Có thể nói, mỗi câu ca dao tục ngữ là một bài học vô giá cho con cháu đời sau.

  1. Nước có vua, chùa có bụt.
  2. Quốc có quốc pháp, gia có gia quy.
  3. Đất có lề, quê có thói.
  4. Làm người trông rộng nghe xa
    Biết luật biết lý mới là người tinh.
  5. Bề trên ở chẳng kỉ cương
    Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.
ky-luat-la-gi-voh-10
  1. Quân pháp bất vị thân
  2. Phép vua thua lệ làng
  3. Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước.
  4. Bể rộng cá nhảy, trời cao chim bay.
  5. Cá kình cá nghê sao chịu vũng nước vừa chân trâu.
  6. Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
  7. Vua phạm tội cũng giống thứ dân.
  8. Thương em anh để trong lòng
    Việc quan anh cứ phép công anh làm.

Kỷ luật không hề cứng nhắc hay thiếu linh hoạt như nhiều người vẫn nghĩ. Nó là "liều thuốc tiên" giúp thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần và hành động của con người. Khi sống có kỷ luật, chúng ta sẽ biết cách quý trọng thời gian, không sa đà vào những thứ không cần thiết. Chúng ta có đủ năng lực để vượt qua mọi cám dỗ, khó khăn chỉ khi chúng ta có tính kỷ luật.

Nguồn ảnh: Canva